Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Hiến Hoàng hậu (Tùy Văn Đế)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
 
== Gia thế và thời trẻ ==
Văn Hiến hoàng hậu nguyên danh '''Độc Cô Già La''' (獨孤伽羅), chào đời vào năm [[544]], nguyên quán ở thành [[Lạc Dương]]. Gia tộc Độc Cô của bà nguyên là người tộc [[Tiên Ti]], về sau di cư xuống [[Trung Nguyên]] cùng với sự trỗi dậy của vương triều Tiên Ti [[Bắc Ngụy]], cuối cùng dần đồng hóa thành người Hán. Phụ thân bà là Đại tư mã, Hà Nội công triều [[Bắc Chu]] [[Độc Cô Tín]], người có công giúp [[Bắc Chu]] [[Vũ Văn Thái]] lập bình định đất nước<ref>[[Chu thư]], quyển 16</ref><ref>[[Bắc sử]], quyển 61</ref>. Độc Cô Già La là con thứ 7 của Độc Cô Tín với chính vợ thứ là [[Thôi thị]] (崔氏), quê ở quận [[Thanh Hà]], xuất thân từ [[Thanh Hà Thôi thị]] (清河崔氏) là một gia tộc danh giá lớn<ref>Từ thời [[Tam Quốc]], Thôi thị gia tộc là một trong những vọng tộc ở [[Sơn Đông]]. Sang thời [[Ngụy Hiếu Văn Đế]], Thanh Hà Thôi thị cùng [[Phạm Dương Lô thị]] (范陽盧氏), [[Huỳnh Dương Trịnh thị]] (滎陽鄭氏) và [[Thái Nguyên Vương thị]] (太原王氏) gọi chung là '''Tứ tính''' (四姓)</ref>, là cháu gái của Vĩnh Xương thái thú [[Thôi Trĩ]] (崔稚), con gái của [[Thôi Ngạn Trân]] (崔彦珍). Về sau, Thôi phu nhân được tặng làm ''Kỉ Quốc phu nhân'' (纪国夫人)thất.
 
Năm [[557]], cũng là năm triều [[Bắc Chu]] thành lập, Đại tướng quân [[Dương Trung (Nam Bắc triều)|Dương Trung]] hỏi cưới bà cho con trai mình là [[Dương Kiên]]. Nhà Độc Cô đồng ý gả bà. Năm đó Dương Kiên 17 tuổi, còn Độc Cô vừa được 14. Khi về nhà họ Dương, Độc Cô Già La sống cùng Dương Kiên rất hòa hợp, lần lượt sinh cho Dương Kiên 6 người con, 5 trai 1 gái, lần lượt là [[Dương Lệ Hoa]] (sau trở thành hoàng hậu Bắc Chu, sinh [[561]]), [[Dương Dũng]] (杨勇; Thái tử thứ nhất của Văn Đế), [[Dương Quảng]] (tức [[Tùy Dượng Đế|Tùy Dạng Đế]], sinh [[569]]), [[Dương Tuấn]] (楊俊; sinh [[571]]), [[Dương Tú]] (楊秀; sinh [[573]]) và [[Dương Nhượng]] (楊諒; sinh [[575]]).
Dòng 49:
Do cha mẹ mất sớm, nên Độc Cô hoàng hậu rất đau buồn và xúc động khi thấy nhiều đại thần mặc dù đã lớn tuổi mà cha mẹ họ đều sống, nên luôn dùng lễ tiếp đãi đối với cha mẹ các đại thần trong triều. Triều đình từng bàn luận rằng, theo quy định trong thời [[nhà Chu]], mỗi khi đại thần kết hôn hay nạp thiếp phải có sự đồng ý của hoàng hậu, nhưng Độc Cô từ chối vì cho rằng điều này đi vượt quá quyền hạn của bà.
 
Anh họ của Độc Cô hoàng hậu là [[Thôi Trường Nhân]], giữ chức Đại đô đốc, phạm tội, theo luật phải xử chém. Văn Đế nể tình bà muốn tha cho Trường Nhân, nhưng bà không muốn vì mình mà làm Văn Đế bỏ qua luật pháp, cuối cùng Trường Nhân bị giết<ref>[[Tùy thư]], quyển 36</ref> Về sau, năm [[598]] emchị traigái khác mẹ của bà là Độc Cô Mạn Đà cũng phạm tội dùng bùa chú hại bà, nhưng bà lại nhịn ăn ba ngày để xin cho, sau Đà được miễn tội chết.
 
Năm [[595]], Việt quốc công [[Dương Tố]] phụng mệnh xây cung Nhân Thọ, xây cực kì nguy nga. Văn Đế chủ trương tiết kiệm, nên không hài lòng, muốn trị tội Dương Tố. Dương Tố vào cửa sau nơi ở của Độc Cô, nói với bà:
Dòng 64:
 
Ban đầu, Độc Cô hoàng hậu thấy [[Cao Quýnh]] không gần gũi vợ lẽ, nên tôn trọng. Tuy nhiên khi vợ của Quýnh chết, vợ lẽ lại có thai. Độc Cô tức giận Cao Quýnh, lại dèm pha với Văn Đế, khiến Văn Đế xa lánh Cao Quýnh.
 
<br />
 
== Qua đời ==