Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận thành Gia Định, 1859”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
== Diễn biến ==
=== Trên đường tiến quân ===
Từ nhận định trên, ngày [[2 tháng 2]] năm [[1859]], tướng De Genouilly đem số tàu và số quân đã kể trên, tiến vào Nam.
a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z! :)
 
Ngày [[10 tháng 2]], đại bác Pháp bắn vào [[Vũng Tàu]].
 
Ngày [[11 tháng 2]], đoàn tàu chiến Pháp vào sông [[Cần Giờ]]. Sau đó, quân Pháp vừa đi vừa tháo gỡ những chướng ngại vật trên sông và triệt phá 12 đồn trại của quân Việt ở hai bên bờ, nên mãi tới chiều 15 tháng 2, quân Pháp mới đến được ụ Hữu Bình<ref>Ụ Hữu Bình vốn là một đồn nhỏ nằm bên hữu ngạn [[sông Sài Gòn]] đắp từ thời chúa [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] ([[1789]]) và gọi là đồn Thảo Câu. Sau lại gọi là đồn Giao Khẩu. Năm [[Minh Mạng|Minh Mệnh]] thứ 15 ([[1834]]) đổi tên là pháo đài Hữu Bình. Năm [[Thiệu Trị]] thứ 7 ([[1847]]), cho tu bổ, đắp thêm núi đất và lập riêng xưởng pháo (theo ''Đại Nam nhất thống chí'', tập 31: "tỉnh Gia Định", mục: "Cửa quan và tấn sở"). Theo Nguyễn Đình Đầu, đồn còn có tên là đồn Vàm Cỏ, khi quân Pháp chiếm gọi là Fort du Sud (người Việt dịch là Đồn Nam). Đồn này nằm ở cuối kho Thương cảng, góc [[sông Sài Gòn]] với cầu Tân Thuận ngày nay. Đối diện với đồn Vàm Cỏ là đồn Giác Ngư (hay Dốc Ngư, tục gọi là đồn Cá Trê) đắp năm [[1789]], sau đổi là Tả Định, quân Pháp gọi là Fort du Nord (người Việt dịch là Đồn Nam). Đồn này nằm bên Thủ Thiêm trên bờ tả ngạn sông Sài Gòn (''Địa chí văn hóa TP. HCM'', tập 1, tr. 172).</ref>. Tức thì, cuộc đấu pháo đã diễn ra dữ dội suốt đêm. Quân Việt dùng thuyền nhỏ chở đầy thuốc súng và rơm khô, định dùng kế hoả công nhưng bị quân Pháp biết, sai người lén đốt trước.
 
Sáng sớm hôm sau, tức ngày [[16 tháng 2]], bảy tàu chiến Pháp dàn trận rồi ra sức bắn phá cho đến khi quân Việt phải bỏ chạy và quân Pháp xông lên chiếm được pháo đài. Và ngày hôm sau nữa ([[17 tháng 2]]), các tàu chiến Pháp đã có mặt trước thành Gia Định.
 
=== Tấn công thành Gia Định ===