Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
|tên = Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục
|danh xưng sau =
|chức vụ = [[Giám mục đô thành|Tổng giám mục Trưởng]] [[Giáo tỉnh Huế]] <br> (1960 - 1968) <br> [[Giám mục đô thành|Tổng giám mục đô thành]] Tiên khởi <br> [[Tổng giáo phận Huế]] (1960 - 1968)
|hình = Ngodinhthuc.JPG
|cỡ hình = 250px
Dòng 36:
 
|đối kháng =
|các chức khác = Giám mục Hiệu tòa Sæsina (1938 - 1960)
<!---------- Truyền chức --------->
|thụ phong = [[20 tháng 12]] năm [[1925]]
Dòng 58:
|các chức trước = <!-- hoặc |tuyên khấn = -->
|giáo dục =
|học trường = Trường Pellerin (1904 – 1908) <br> Tiểu chủng viện Sài Gòn (1909 - 1917) <br> Đại Chủng viện Phú Xuân (1917 – 1919) <bebr> Đại học Truyền giáo Urbaniana, Rôma (1919 - 1925) <br> Đại học Appolinaire (1925 – 1927)
|khẩu hiệu = ''"Chiến sĩ Chúa Kitô"
|chữ ký = Signature of Ngo Dinh Thuc.svg|500px
Dòng 86:
}}
 
'''Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục''' ([[6 tháng 10]] năm [[1897]] - [[13 tháng 12]] năm [[1984]]) là một [[Giám mục]] [[Công giáo Việt Nam]].<ref>[https://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/hue/gmthuc.htm Ðức cố Tổng Giám mục Phêrô Martinô Ngô Ðình Thục Nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế]</ref> Ông từng giữ chức giám quản Tông Tòa [[Giáo phận Vĩnh Long]] và sau khi Toà Thánh thiết lập Hàng giáo phẩm Việt Nam năm 1960, ông trở thành Tổng giám mục [[Tổng giáo phận Huế|Tổng Giáo phận Huế]]. Ông là anh của tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn [[Ngô Đình Nhu]], giữ vai trò quan trọng trong chính quyền [[Việt Nam Cộng Hòa]] thời [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhất Cộng Hòa]].
 
== Thân thế ==
 
=== Gia đình ===
Ngô Đình Thục sinh ngày [[6 tháng 10]] năm [[1897]] tại [[Phủ Cam]], [[Huế]] trong một gia đình vọng tộc. Ông là con thứ ba trong số chín người con của Micae [[Ngô Đình Khả]] (nguyên quán làng Đại Phong, xã [[Xuân Thủy]], huyện [[Lệ Thủy]], tỉnh [[Quảng Bình]]) - một quan đại thần của [[nhà Nguyễn|triều Nguyễn]], thời vua [[Thành Thái]] và [[Duy Tân]].<ref name=thucvinhlong /> [[:Thể loại:Dòng họ Ngô Đình|Gia đình ''Ngô Đình'']] của ông còn có thể kể đến: [[Ngô Đình Khôi]], [[Ngô Đình Diệm|Diệm]] (tổng thống [[Ngô Đình Diệm]]), [[Ngô Đình Nhu|Nhu]], [[Ngô Đình Cẩn|Cẩn]], [[Ngô Đình Luyện|Luyện]] (các anh em trai), Ngô Đình Thị Giao, Hiệp, Hoàng (các chị em gái) và [[Hồng y]] [[Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận]] (con bà Ngô Đình Thị Hiệp). Như những người anh em của mình đều được cha đặt tên bằng chữ Hán theo các đức tính, tên '''Thục''' (俶) của ông có ý nghĩa là "Sự chỉnh tề".
 
=== Học tập ===
Năm 1904-1908, Ngô Đình Thục theo học tại trường Pellerin, một trường tư thục do Sư Huynh [[Dòng La San]] điều hành. Tháng 9 năm 1909, ông vào Tiểu Chủng viện An Ninh, [[Quảng Trị]] và đến tháng 9 năm 1917, được lên tiếp vào Đại Chủng viện Phú Xuân thuộc Giáo phận Huế.<ref name="namkyluctinh.org">[http://namkyluctinh.org/a-lichsu/de1ch/huunghi-ngodinhthuc.pdf Tổng Giám mục Ngô Đình Thục (1897–1984): Thần quyền với Thế quyền]</ref> Tháng 11 năm 1919, Giám mục Eugène Allys (tên Việt là Lý, 1852-1936) gửi ông đi du học trường Truyền giáo Rôma. Trong quá trình du học [[Roma]], Ngô Đình Thục đỗ các bằng cấp: Tiến sĩ Triết học năm 1922, Tiến sĩ Thần học năm 1926, cử nhân Văn chương và được vào yết kiến Giáo hoàng [[Giáo hoàng Piô XI|Piô XI]] năm 1922. Rồi từ Roma Ông được cử sang Pháp dạy đại học Sorbonne ở Paris.<ref name=thucvinhlong />
 
== Hoạt động tôn giáo ==
Dòng 113:
Năm 1960, [[Công giáo tại Việt Nam]] được Tòa Thánh thiết lập Hàng giáo phẩm chính tòa với ba Tổng giáo phận: Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Giám mục Ngô Đình Thục được thăng chức tổng Giám mục và về nhận sứ vụ tại [[Tổng giáo phận Huế]] vào ngày [[12 tháng 4]] năm 1961. Đây là lần đầu tiên một người Việt Nam làm Tổng giám mục chính tòa cai quản một Tổng giáo phận. Giáo phận Vĩnh Long được trao lại cho do tân Giám mục [[Antôn Nguyễn Văn Thiện]] cai quản.<ref name=thucvinhlong />
 
Khi đương nhiệm Tổng Giám mục Huế, Giám mục Ngô Đình Thục đã kiến tạo hoàn toàn Nhà thờ chính tòa Phủ Cam. Nhà thờ cổ kính này được xây cất từ 1898 nên xuống cấp trầm trọng, Giám mục Thục cho phá hủy và xây mới theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư [[Ngô Viết Thụ]]. Cũng trong thời gian từ năm 1962-1963, Giám mục Ngô Đình Thục đã thực hiện cho tổng giáo phận này nhiều công trình:<ref name=thucvinhlong />
* Trùng tu Tòa Giám mục và Nhà Chung.<ref name=thucvinhlong />
* Sửa sang [[Đại chủng viện Xuân Bích Huế|Đại Chủng viện Phú Xuân Huế]], mời các linh mục giáo sư thuộc Hội Xuân Bích (Sulpice) về giảng dạy.<ref name=thucvinhlong />
* Thành lập Tiểu Chủng viện Hoan-Thiện (lấy tên hai vị thánh Tử đạo Đoàn Trinh Hoan và Trần Văn Thiện). Sau đó tiến hành Thành lập Liên chủng viện cho toàn tổng giáo phận Huế.<ref name=thucvinhlong />
* Năm 1962, thống nhất các dòng Mến Thánh Giá trong tổng giáo phận: Di Loan (dời vào La Vang), Tam Toà (dời vào Kim Long), Kẻ Bàng (sáp nhập vào Phủ Cam), Phủ Cam, Dương Sơn, Trí Bưu. Sáu nhà dòng này tạo thành Dòng Mến Thánh Giá Thừa sai Huế, nay là Dòng Mến Thánh Giá Huế.<ref name=thucvinhlong />
* Đặc biệt, ông tiến hành trùng tu và tôn tạo khu vực [[Đức Mẹ La Vang|La Vang]] trở thành trung tâm hành hương của giáo dân Việt Nam. Xin Tòa Thánh nâng nhà thờ La Vang lên bậc [[Vương cung thánh đường]]. Lập tờ ''Nguyệt san Đức Mẹ La Vang'', thu hút đông đảo người đọc và người viết cộng tác.<ref name=thucvinhlong />
Dòng 134:
Trong một dịp, Giám mục Ngô Đình Thục có cơ hội tiếp xúc với [[Hồng y]] [[Francis Spellman]] [[Giáo phận New York]], kiêm Tuyên úy [[quân đội Hoa Kỳ|quân lực Hoa Kỳ]] tại Sài Gòn. Ngày [[18 tháng 6]] năm [[1950]], cùng với ông Diệm và ông Nguyễn Viết Cảnh, ông sang [[Hoa Kỳ]] và đến Rôma tham dự [[Năm Thánh]]. Ngày [[14 tháng 8]] năm [[1950]], hai anh em nhà Ngô rời Sài Gòn để sang Nhật gặp [[Cường Ðể]] bàn việc lập chính phủ. Như vậy, chính phủ của ông Ngô Đình Diệm đã được thành lập và đi vào hoạt động trên phần lãnh thổ [[Quốc gia Việt Nam]] và sau này hậu thân là [[Việt Nam Cộng hòa]].
 
[[Biến cố Phật giáo, 1963|Sự kiện Phật Đản, 1963]] bùng nổ ở miền Nam Việt Nam - nhất là ở Huế, khi chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm cấm treo [[cờ Phật giáo]] bên ngoài khuôn viên cơ sở Phật giáo làm Giám mục Thục lâm vào tình thế khó khăn để ứng phó.
 
Trước dư luận của nhiều người, nhất là người ngoài Công giáo, Giám mục Thục là người có tham vọng nhiều hơn so với các anh em trong Ngô gia, lúc thì ông tìm kiếm sự hỗ trợ của Tòa Thánh, lúc thì của Hoa Kỳ dành cho ông Diệm. Khi ông Diệm nắm chính quyền, theo tinh thần Công giáo, ông đã muốn nhân cơ hội này tích cực truyền bá đức tin Công giáo cho quần chúng Việt Nam. Việc ông làm Tổng Giám mục Huế cũng gây ra những đàm tiếu, chỉ trích và ác cảm vì vùng đất Huế vốn là nơi có nhiều người sùng tín [[Phật giáo]].
Dòng 160:
Ngày [[1 tháng 1]] năm 1976, Giám mục Thục tự tấn phong cho Dominguez Gomez và bốn người khác thuộc nhóm li giáo ở Palmar de Troya (Tây Ban Nha) làm Giám mục mà không có chuẩn y của Giáo hoàng cũng như không có đầy đủ các thủ tục cần thiết trước đó. Tòa thánh lập tức [[vạ tuyệt thông|rút phép thông công]] ông và những người tham gia vào các cuộc tấn phong bất hợp thức trên. Vào tháng 5 và tháng 10 năm 1981, ông tiếp tục tự ý tấn phong Giám mục cho ba người nữa. Một số nguồn cho rằng ngoài ra ông còn tấn phong Giám mục bất hợp thức một vài lần khác nữa.
 
Như thế, ngoài các Giám mục hợp thức tại Việt Nam mà ông đã tấn phong theo sự chuẩn nhận của Tòa thánh, Giám mục Thục là người tấn phong chính (chủ phong) bất hợp thức cho ít nhất 8 người: năm người trong nhóm Palmariana và ba người theo "thuyết trống ngôi" (''sedevacantism''), ông cũng đã tấn phong có điều kiện (''sub conditione'' - giả thiết các lần tấn phong trước không thành sự) cho ba giáo sĩ khác. Các Giám mục do Giám mục Thục tấn phong kể trên lại đi tấn phong cho những người khác làm Giám mục.
 
Trong suốt thời gian khủng hoảng, ông đã nhiều lần hối lỗi, được tha vạ tuyệt thông rồi lại tiếp tục tái phạm và bị dứt phép thông công. Cuối cùng, ông đã quay trở lại với giáo hội và qua đời trong tình trạng hiệp thông với giáo hội (được giải vạ).