Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cần Giuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 82:
*Đất phù sa 4.132 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Vùng thượng là loại đất tốt nhất, có thành phần cơ giới thịt trung bình, do khai thác lâu đời nên hàm lượng N, P, K tổng số từ trung bình đến nghèo, độ pH KCL 5,5 – 6,2; đặc biệt có một số nguyên tố vi lượng với nồng độ khá cao (Bore, Cobal, Kẽm, Molipden). Đây là vùng đất thích hợp cho trồng rau và lúa đặc sản chất lượng cao, do tính chất đất tạo nên lợi thế cho sản phẩm hàng hóa có hương vị đặc biệt.
 
===Tài nguyên nước và chế độ thủy văn===
Tài nguyên nước mặt của Cần Giuộc khá dồi dào, với sông Cần giuộc, Cầu Tràm, Mồng Gà, Kinh Hàn, Soài Rạp và hơn 180 kinh rạch lớn nhỏ khác. Tuy nhiên, do gần Biển Đông, chịu ảnh hưởng của thủy triều nên nguồn nước các sông đều bị nhiễm mặn (độ mặn các sông chính Vùng hạ từ 7 – 15% vào mùa khô), ảnh hưởng không tốt đến nguồn nước dùng cho sản xuất và đời sông dân cư, song lại thích hợp cho nuôi thủy sản nước lợ. Từ sau ngày giải phóng đến nay, Nhà nước và nhân dân Cần Giuộc đã có nhiều nỗ lực xây dựng các công trình thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt như Đập Ông Hiếu, Mồng Gà, Trị Yên, hàng trăm km kinh nội đồng, nhiều cống đầu mối, đã đáp ứng một phần nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
 
Nguồn nước ngầm phân bố không đều trên địa bàn Cần Giuộc. Ở các xã Vùng thượng nguồn nước ngầm có trữ lượng khá, các giếng khoan ở độ sâu 100 – 120 m chất lượng nước có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, ở các xã Vùng hạ trữ lượng nước ngầm từ ít đến rất ít, tầng nước xuất hiện ở độ sâu 200 – 300 m, chất lượng kém, hàm lượng Fe ++, muối cao nên việc khai thác nước ngầm phục vụ đời sống và sản xuất phải qua các khâu xử lý rất tốn kém. Hiện trên địa bàn Cần Giuộc có trên 1.200 giếng nước ngầm, hiện tượng khai thác quá mức có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước (đã có hiện tượng khai thác quá mức, gây tụt áp 1 – 2 m vào mùa khô). Nhà nước khuyến cáo dân không nên lạm dụng khai thác nước ngầm cho sản xuất mà cố gắng tận dụng nguồn nước mặt bằng cách nạo vét kinh rạch, vận hành các cống hợp lý để tăng trữ lượng nước ngọt phục vụ nhu cầu trong mùa khô.
 
===Thủy văn===
Cần Giuộc có vị trí gần Biển Đông, lại ở ngay cửa sông lớn (sông Soài Rạp) nên sông rạch ở Cần Giuộc chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của Biển Đông với biên độ triều lớn. Biên độ triều trong năm biến thiên trong khoảng 3,95 m. Đỉnh triều trong năm cao nhất vào tháng 3, 4 (H max – 170 cm); mặt nước triều thấp nhất vào tháng 8, 9 (H min – 284 cm). So với cao trình mặt đất bình quân 0,5 – 1,2 m, chế độ triều như vậy rất thích hợp cho việc đào ao đầm nuôi thủy sản; việc cấp nước và tiêu nước hoàn toàn tự chảy theo triều. Tuy nhiên, nếu triều cường kết hợp với mưa cường độ cao, nhất là khi có lũ đầu nguồn, nhiều nguy cơ phá vỡ đê đập ngăn mặn hoặc đê bao nuôi thủy sản. Trên thực tế hàng trăm huyện đã phải chi hàng trăm triệu đồng để tu bổ hệ thống đê, đập ngăn mặn và cũng có vài năm dân Vùng hạ bị thiệt hại hàng trăm hecta nuôi thủy sản do mực nước triều vượt đê.