Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 421:
Tướng [[Trương Chấn]] - Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần - nhớ lại rằng, vấn đề tồi tệ nhất gặp phải trong giai đoạn [[Trung Quốc]] chuẩn bị chiến đấu là sự thiếu đạn dược và chất lượng kém. Kiểm tra ban đầu cho thấy rằng không ít đạn pháo xịt, và 1/3 số lựu đạn lép. Trong cuộc chiến, trung bình mỗi ngày quân Trung Quốc tiêu thụ đạn dược và nhiên liệu là 700 tấn cho mỗi loại. Tính tổng cộng cả cuộc chiến, [[Trung Quốc]] đã sử dụng tới 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn cá nhân và nhiều loại trang bị cá nhân. Với một số lượng đáng kể các thiết bị kỹ thuật quân sự, [[Trung Quốc]] bị thiếu kỹ sư bảo trì. Do thiếu xe vận tải và đường sá kém, Trung Quốc phải huy động hàng chục vạn dân công nhưng vẫn không vận chuyển kịp hàng hóa, hệ thống cung cấp luôn trong tình trạng quá tải, làm giảm đáng kể hiệu quả chiến đấu của binh lính và vũ khí trên chiến trường.<ref>[http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/cuoc-chien-tranh-17-2-1979tham-bai-cua-nguoi-khong-lo-chan-dat-set-3302045/?paged=5 Cuộc chiến tranh 17-2-1979:Thảm bại của “Người khổng lồ chân đất sét” - DVO - Báo Đất Việt<!-- Bot generated title -->]</ref>
 
Có quan điểm cho rằng việc Trung Quốc tấn công Việt Nam từ biên giới phía Bắc gặp nhiều khó khăn hơn đổ bộ vào bờ biển Việt Nam, chia Việt Nam ra làm đôi. Địa bàn rừng núi phía Bắc Việt Nam bao lấy vùng đồng bằng vừa hẹp vừa nhỏ, các hoạt động bổ sung năng lực hậu cần vô cùng khó khăn, khó triển khai liên tục. Một khi lực lượng hải quân nước ngoài triển khai từ trên biển thì Việt Nam có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển. Miền Bắc Việt Nam tiếp giáp với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc nên sẽ nhanh chóng rơi vào thế bị bao vây, cô lập, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau.<ref>[https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/hoc-gia-trung-quoc-bay-muu-chia-cat-viet-nam-tu-phia-bien-post167217.gd Học giả Trung Quốc bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển], Báo Giáo dục Việt Nam, 19/04/2016</ref> Tuy nhiên năm 1979 hải quân Trung Quốc cũng chưa đủ mạnh để khống chế biển Đông và đổ bộ một lực lượng quân sự lớn vào lãnh thổ Việt Nam.
 
[[Henry Kissinger|H. Kissinger]] đánh giá về cuộc chiến tranh này: ''"Yếu tố ý thức hệ đã biến mất khỏi xung đột. Các trung tâm quyền lực của phong trào cộng sản cuối cùng đã tiến hành chiến tranh giành thế cân bằng quyền lực không phải căn cứ vào [[ý thức hệ]] mà hoàn toàn xuất phát từ lợi ích dân tộc"''.<ref name="maihoa"/>