Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thất Tịch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Bỏ viết tắt
Dòng 36:
Những ngày này, trai gái đến chùa làm lễ Thất Tịch, cầu tình duyên, cầu cho những điều tốt đẹp nhất đến với tình yêu đôi lứa. Những người lận đận đường tình thì đến để cầu sự suôn sẻ, mong tìm được ý trung nhân thật sự. Những đôi trai gái đến được với nhau thì đi cầu cho tình yêu thêm bền chặt, gắn bó. Ngoài ra, ăn chè đậu đỏ cũng là một phương thức tâm linh với hi vọng tình yêu đôi lứa bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.<ref name=tn1/>
 
Lễ Thất tịch khoảng năm 1860 trở về trước còn gọi là tết tiểu xảo, hoặc lễ thù du. Trong dgdân gian, tết tiểu xảo là tết nữ công gia chánh của phụ nữ, con gái. Buổi đêm sẽ bày bánh trái trước trăng để cầu con gái sẽ đủ tài nội trợ, nhân duyên đẹp. Còn trong cung thì vua sẽ làm lễ yến thù du ban bánh trái cho các quan viên. Trong hậu cung cũng như vậy. Thông tin lấy từ bộ Giá Viên thi tập, thơ chữ Hán Phạm Phú Thứ. Còn tới 1945 vẫn còn, có thể thấy trong văn học 1930-1945, trên báo Tiểu thuyết thứ Năm...
 
Ngày Thất tịch (7/7 ÂL) tồn tại trong văn hóa của người Việt từ xưa chứ không phải là mới được du nhập. Truyện về ông Ngâu - bà Ngâu tồn tại để giải thích về hiện tượng mưa ngâu vào tháng 7 Âm lịch. Cũng từ truyện này mà người ta bắt đầu kiêng cưới hỏi vào tháng 7 vì sợ giống như hai ông bà, cầu ông bà Ngâu sự khéo tay đối với nữ, sức khỏe đối với nam và hơn hết là cầu tình duyên. Đặc biệt ở chùaưa cứ vào 7/7 con gái đến đây cầu rất đông.