Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các trận địa bãi cọc trong lịch sử Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 3:
 
== Lịch sử ==
=== Thời Ngô Quyền ===
[[Tập tin:Cọc Bạch Đằng.jpg|nhỏ|phải|320px|Các cọc sông Bạch Đằng năm 1288 với ảnh nền mô phỏng trong chiến trận (trưng bày ở [[Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)|Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh]]).]]
Sông Bạch Đằng có đặc điểm đặc trưng do sự chênh lệch của [[thủy triều]] gây nên, tạo điều kiện cho một trận địa đánh giặc. Sông có biên độ chênh lệch nhau khi thủy triều dâng lên và hạ xuống khoảng 4 mét.<ref name=":ld"/> Nhờ các thuận lợi đó, khi thủy triều lên, nước có khả năng che lấp hết toàn bộ bãi cọc, nhưng khi nước ròng, các cọc nhô lên đến 2 mét, ngăn cản thuyền giặc bỏ chạy ra biển và quân đội Đại Việt có cơ hội tấn công.<ref name=":ld">[https://laodong.vn/xa-hoi/phat-hien-bai-coc-co-sang-to-hon-ve-tran-thuy-chien-bach-dang-1000-nam-truoc-773448.ldo Phát hiện bãi cọc cổ: Sáng tỏ hơn về trận thủy chiến Bạch Đằng 1000 năm trước]. Báo ''Lao Động.</ref>
Hàng 20 ⟶ 21:
[[Đại Việt sử ký toàn thư]] có ghi chép:
{{Quote|Vua Nam Hán điều quân viện ứng đóng tại biên giới không kịp trở tay. Nghe được tin Lưu Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, thương khóc thu gom quân còn lại rút lui, từ đó dứt bỏ mộng xâm lược nước ta.<ref name=":z">[https://news.zing.vn/nguoi-hien-ke-cho-ngo-quyen-cam-coc-xuong-song-bach-dang-post727761.html Người hiến kế cho Ngô Quyền cắm cọc xuống sông Bạch Đằng]. ''Zing.vn.''</ref>}}
=== Thời Tiền Lê ===
 
Dưới triều đại nhà [[Tiền Lê]], vua [[Lê Đại Hành]] đã cho cắm các cọc nhọn trên sông Bạch Đằng và một số sông khác để đối phó với thủy quân nhà Tống trong [[Chiến tranh Tống–Việt (981)|chiến tranh năm 981]].<ref>Ngô Sĩ Liên chủ biên, ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'', bản kỷ, quyển I, kỷ Nhà Lê.</ref> Một số nghiên cứu cho thấy có thể đã có 2 trận thủy chiến sông Bạch Đằng trong năm 981. Trong đó đã có tranh cãi về kết quả của trận đánh đầu tiên cũng như sự tồn tại của trận đánh thứ hai. Theo [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]] thì trận đầu tiên Đại Cồ Việt đã thất bại, <ref name="KĐVS">Quốc sử quán triều Nguyễn, ''[[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục|Khâm định Việt sử thông giám cương mục]]'', chính biên quyển I.</ref> trong khi đó, Đại cương lịch sử Việt Nam tập I thì lại chép rằng [[Đại Cồ Việt]] đã thắng và đạo thủy quân Tống bị đánh tan.<ref>Trương Hữu Quýnh (2007), "Chương V: Thế kỷ X: Bước đầu xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập, thống nhất thời Khúc - Ngô - Đinh - Tiền Lê" trong Trương Hữu Quýnh chủ biên, ''Đại cương lịch sử Việt Nam tập I'', Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, trang 116.</ref>
=== Thời Trần ===
 
Trong [[Chiến tranh Nguyên Mông–Đại Việt lần 3]] dưới thời nhà Trần, cũng với kế đóng cọc này, quân dân [[Đại Việt]] đã thắng trên sông Bạch Đằng lần thứ ba trong lịch sử và được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong [[lịch sử Việt Nam]], và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược [[Nguyên Mông]].