Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các trận địa bãi cọc trong lịch sử Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 2:
'''Các trận địa bãi cọc''' ngày nay là các di tích bãi cọc được cho là từng đóng xuống các con sông xưa để phục vụ mục đích quân sự trong [[lịch sử Việt Nam]]. Các bãi cọc đã biết có niên đại trong khoảng từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 15. Các trận đánh và chiến dịch lớn trên sông của [[người Việt]] được ghi nhận trong khoảng thời gian này bao gồm [[Trận Bạch Đằng (938)|Trận chống quân Nam Hán năm 938]] trên [[sông Bạch Đằng|sông Bạch Đằng (Đá Bạch)]] do [[Ngô Quyền]] lãnh đạo, [[Chiến tranh Tống–Việt (981)|Chiến tranh Tống–Việt năm 981]] dưới thời nhà Tiền Lê và [[Trận Bạch Đằng (1288)|Trận Bạch Đằng chống quân nhà Nguyên Mông năm 1288]] dưới thời nhà Trần. Các bãi cọc được cho là từng nằm trong lòng các con lạch hoặc các nhánh sông của [[sông Bạch Đằng]] xưa<ref name=":ld"/> nhưng ngày nay do sự thay đổi về dòng chảy, bồi đắp tự nhiên và công tác đê điều của người dân địa phương, hầu hết các bãi cọc được tìm thấy trên các cánh đồng màu mỡ ven sông. Một số tranh cãi cũng đã nổ ra xoay quanh sự hiện diện và vai trò của những bãi cọc này.<ref name=":ld419">[https://laodong.vn/thoi-su/lich-su-phai-chinh-xac-730124.ldo Lịch sử phải chính xác]. ''laodong.vn.'' Ngày 28 tháng 4 năm 2019.</ref>
 
== LịchSông sửBạch Đằng ==
=== Sông Bạch Đằng ===
[[Tập tin:Cọc Bạch Đằng.jpg|nhỏ|phải|320px|Các cọc sông Bạch Đằng năm 1288 với ảnh nền mô phỏng trong chiến trận (trưng bày ở [[Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)|Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh]]).]]
 
[[Sông Bạch Đằng]] ngày nay dài hơn 20 km, bắt đầu từ Phà Rừng giữa Hải Phòng và Quảng Ninh, nơi giao nhau của [[sông Giá]], [[sông Chanh]] và [[sông Đá Bạc]], kéo dài đến cửa biển Nam Triệu. Sông Bạch Đằng có đặc điểm đặc trưng do sự chênh lệch của [[thủy triều]] gây nên, tạo điều kiện cho một trận địa đánh giặc. Sông có biên độ chênh lệch nhau khi thủy triều dâng lên và hạ xuống khoảng 4 mét.<ref name=":ld"/> Nhờ các thuận lợi đó, khi thủy triều lên, nước có khả năng che lấp hết toàn bộ bãi cọc, nhưng khi nước ròng, các cọc nhô lên đến 2 mét, ngăn cản thuyền giặc bỏ chạy ra biển và quân đội Đại Việt có cơ hội tấn công.<ref name=":ld">[https://laodong.vn/xa-hoi/phat-hien-bai-coc-co-sang-to-hon-ve-tran-thuy-chien-bach-dang-1000-nam-truoc-773448.ldo Phát hiện bãi cọc cổ: Sáng tỏ hơn về trận thủy chiến Bạch Đằng 1000 năm trước]. Báo ''Lao Động.</ref>
 
== Lịch sử ==
=== Thời Ngô Quyền ===
Tướng [[Kiều Công Hãn]] được cho là người đã đưa ra sáng kiến đầu tiên dẫn đến việc Ngô Quyền cho đóng cọc chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng trong trận đánh năm 938.<ref>[https://baobinhphuoc.com.vn/Content/nguoi-hien-ke-cho-ngo-quyen-215310 Người hiến kế cho Ngô Quyền]. ''baobinhphuoc.com.vn.''Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2020.</ref><ref name=":z"/> Ông đã khuyên Ngô Quyền rằng: