Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần Cao Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 40:
Trong bộ Lê Quý Đôn toàn tập, đã được xuất bản, thì tập II là Kiến văn tiểu lục, toàn vẹn tác phẩm tuyệt vời nhất của ông, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội in ấn và phát hành năm 1977 có ghi: “Cao Sơn Đại Vương tinh thông làm thuốc, chữa khỏi bệnh đậu mùa. Một đêm hiện lên nói: “Tôi là Cao Sơn, nhà ở xứ Đầu Hồ, xã Lương Giản, huyện Chí Linh”.<ref>[https://suckhoedoisong.vn/vi-dai-thanh-huyen-thoai-cao-son-dai-vuong-nha-o-dau-n131773.html Vị đại thánh huyền thoại Cao Sơn Đại Vương “nhà” ở đâu?]</ref>
 
===Tướng Cao Sơn, thời nhà Đinh===
Cao Sơn và [[Cao Các]] là hai anh em sinh đôi, sinh ngày 6/1/938 ở làng Cao Xá, huyện [[Thọ Xuân]], châu Ái (nay thuộc [[Thanh Hóa]]). Cha là ông Cao Trạch, mẹ là bà Lê Thị Điểm (quê ở Ninh Phúc, [[Ninh Bình]]). Từ nhỏ, Cao Các đã học giỏi, thông minh tài trí hơn người; Cao Sơn võ nghệ tinh thông. Lớn lên, hai ông bỏ làng đi tìm minh chúa. [[Đinh Bộ Lĩnh]] phong Cao Các làm Giám Nghị đại phu, giao cho 5 vạn binh lính để đánh dẹp [[loạn 12 sứ quân]]. [[Cao Các]], Cao Sơn đã cùng các tướng sỹ lần lượt đánh bại và thu phục các sứ quân. Ngày 6 tháng 6 năm [[Đinh Mão]] (tức [[15 tháng 7]] năm [[967]]), [[Đinh Bộ Lĩnh]] điều một đạo quân do tướng [[Nguyễn Bồ]] chỉ huy tiến đánh sứ quân [[Nguyễn Siêu]]. Trong trận quyết liệt này [[Đinh Tiên Hoàng|Đinh Bộ Lĩnh]] bị mất 4 tướng là [[Nguyễn Bồ]], Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn cùng rất nhiều binh lính đều tử trận.<ref>Theo thần phả tại [[đình Ba Dân]] ở [[Thanh Trì]], [[Hà Nội]]</ref>
 
Dòng 53:
 
Liên quan đến vị thần Cao Sơn này, theo thần tích đền thờ Cao Sơn đại vương tại Thôn Trung - Xã Thổ Hoàng - Huyện Ân Thi - Tỉnh Hưng Yên thì thần có tên cha mẹ và tên bản thân như trên nhưng ngài xuất hiện ở nước ta vào thời Lý giữ chức "Đô hộ sứ", lúc đó nước ta đã tự chủ nhưng chính quyền phương Bắc vẫn muốn thiết chế như trước nên đặt chức Đô hộ sứ mặc dầu chỉ là hình thức chứ không có thực quyền, để hòa hiếu với Tàu nhà Lý cũng công nhận chức vụ trên, khi ngài ở nước ta thì quanh năm ngày tháng đi vân du khắp nơi gặp gỡ nhân dân các vùng và có quan hệ tốt với dân, ngài dạy lễ nghi, giáo hóa kiến thức, hỗ trợ kinh tế cho dân được người dân yêu mến và kính trọng. Khi vân du các nơi ngài chọn ra 72 nơi có phong thủy đẹp và làm sinh từ (đền thờ sống) trong đó Thôn Trung - Xã Thổ Hoàng - Huyện Ân Thi - Tỉnh Hưng Yên là một nơi như vậy, thần tích chép rõ ngài ở với dân nơi đây 3 tháng và tặng vàng cho dân, xuất của cải xây dựng sinh từ nơi đây, sau ngài về Bắc mất và vua Lý rất thương tiếc, sắc cho các nơi có sinh từ của ngài thờ phụng, có quy định cụ thể về số ngày tế, vật phẩm, trang phục...việc thờ phụng rất linh ứng, thiêng liêng nên hương hỏa không dứt đến nay.
 
THẦN CAO SƠN Ở ĐÔNG QUANG- ĐÔNG SƠN- THANH HÓA
 
Về sau, đến triều nhà Lê, vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn để tiêu diệt giặc Liễu Thăng. Khi đam quân đi dẹp giặc Ngô, vua tự dẫn quân gian khổ đi qua vùng đất này, đêm nằm mơ thấy vị thần hiển linh trước miếu thờ. Vị thần nói “Ta sẽ phù hộ nhà vua diệt giặc” Khi nhà vua tỉnh dậy, được biết rằng mình trong giấc mộng có vị thần hiển linh đến hứa sẽ giúp đỡ. Nhà vua bèn cho sửa soạn vàng hương hành lễ để tạ ơn vị Thần linh. Khi quân đánh đến dưới núi Ngọc Sơn cầm cự với giặc, quân giặc không còn sức cầm cự để chống trả quan của nhà vua nên bỏ chạy toán loạn. Vua bèn thúc quân đốc chiến, quân ta bắt sống và chém vô số quân địch. Nhà qua cho thu quân khải hoàn trở về. Khi về đến chính nơi miếu thờ của vị thần ở khu đất này nhà vua cấp cho nhân dân 31 quan tiền để tu sửa ngôi miếu và cho nhân dân phụng thờ làm vị Phúc thần, để cho vị thần được tồn tại mãi mãi với phúc của đất nước.
 
Sau khi lên ngôi cai trị thiên hạ, nhà vua khen vị thần rất linh ứng. Đến năm Thuận thiên liền lệnh cho các quan trong triều đình soạn sắc chỉ phong tặng cho vị thần. Có một đạo sắc phong là  “ Đương cảnh thành hoàng” vì thần đã có công lao hiển ứng linh thiêng, giúp cho đất nước, cho nhân dân lại phong cho Thần là “Chiêu hiền phổ tế thượng đẳng phúc thần Đại vương”
 
Đến thời Lê Thánh Tông lên ngôi nắm quyền cai trị thiên hạ, vào niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), có quân Chiêm Thành đến quấy nhiễu cướp phá dân chúng, Nhà vua bực tức cho tiến binh đánh quân Chiêm Thành đến sát tận đồn đóng binh của chúng. Khi hai bên giao chiến ở bến song Quần Mộc thuộc trấn Nghệ An qua ba bốn tháng, quân ta mệt mỏi, lương thực cạn kiệt, nhiều người bị mắc bệnh, nhà vua bèn cho rút quân. Khi về đến miếu thôn Thạch Đường (Minh Thành) huyện Đông Sơn trấn Thanh Hóa thì trú quân nghỉ lại ở đây một đêm. Đêm hôm ấy tức là ngày 9/11 trong đêm nhà vua thấy một vị thần có hình dánh một cụ già đi đến gần chỗ đóng quân và tự xưng “ Ta chính là quan thiên sứ cai quản khu ấp này, nhìn thấy quân nhà vua đóng tại đây, ta muốn hiển linh đê trợ giúp cho quân khỏi bệnh, hết khổ sở” Nói xong thì biến mất Nhà vua cho sửa sang lễ vật, làm lễ cầu thần tại miếu thờ. Chính trong đêm hôm ấy quân linh khỏe mạnh trở lại. Nhà vua cho rằng đó là sự linh thiêng hỗ trợ của thần linh. Nhà vua cho quân dốc sức càn quét quân địch. Chỉ trong một trận đã phá tan quân địch, nước nhà trở lại yên bình. Nhà vua dẫn quân khải hoàn trở về, ban cho nhân dân nơi đây 20 quan tiền để chăm lo hương hỏa phụng thờ và ra sắc chỉ phong mỹ tự cho vị thần là “Thượng Đẳng Thần” Rồi nhà vua lệnh cho các quan trong triều đình về thôn ấp sắm lễ vật cúng tế tôn thần và cho ghi chép vào điển lễ thần được hưởng quốc tế lâu dài
 
Phong tặng cho mỹ tự: CHIÊU HIỀN PHỔ TẾ THƯỢNG ĐẲNG TỐI LINH THẦN ĐẠI VƯƠNG
 
Ngày thần hiển linh: 12-2
 
Ngày hiển linh đánh giặc: 9-11
 
Ngày mừng của thần là 12-12
 
Ngày quốc tế: 13-3
 
Ngày hội mừng : 10-5
 
Năm Hồng phúc (1572) Hàn Lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn
 
==Liên quan==