Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần Cao Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 54:
Liên quan đến vị thần Cao Sơn này, theo thần tích đền thờ Cao Sơn đại vương tại Thôn Trung - Xã Thổ Hoàng - Huyện Ân Thi - Tỉnh Hưng Yên thì thần có tên cha mẹ và tên bản thân như trên nhưng ngài xuất hiện ở nước ta vào thời Lý giữ chức "Đô hộ sứ", lúc đó nước ta đã tự chủ nhưng chính quyền phương Bắc vẫn muốn thiết chế như trước nên đặt chức Đô hộ sứ mặc dầu chỉ là hình thức chứ không có thực quyền, để hòa hiếu với Tàu nhà Lý cũng công nhận chức vụ trên, khi ngài ở nước ta thì quanh năm ngày tháng đi vân du khắp nơi gặp gỡ nhân dân các vùng và có quan hệ tốt với dân, ngài dạy lễ nghi, giáo hóa kiến thức, hỗ trợ kinh tế cho dân được người dân yêu mến và kính trọng. Khi vân du các nơi ngài chọn ra 72 nơi có phong thủy đẹp và làm sinh từ (đền thờ sống) trong đó Thôn Trung - Xã Thổ Hoàng - Huyện Ân Thi - Tỉnh Hưng Yên là một nơi như vậy, thần tích chép rõ ngài ở với dân nơi đây 3 tháng và tặng vàng cho dân, xuất của cải xây dựng sinh từ nơi đây, sau ngài về Bắc mất và vua Lý rất thương tiếc, sắc cho các nơi có sinh từ của ngài thờ phụng, có quy định cụ thể về số ngày tế, vật phẩm, trang phục...việc thờ phụng rất linh ứng, thiêng liêng nên hương hỏa không dứt đến nay.
 
'''THẦN CAO SƠN Ở ĐÔNG QUANG- ĐÔNG SƠN- THANH HÓA'''
 
Về sau, đến triều nhà Lê, vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn để tiêu diệt giặc Liễu Thăng. Khi đam quân đi dẹp giặc Ngô, vua tự dẫn quân gian khổ đi qua vùng đất này, đêm nằm mơ thấy vị thần hiển linh trước miếu thờ. Vị thần nói “Ta sẽ phù hộ nhà vua diệt giặc” Khi nhà vua tỉnh dậy, được biết rằng mình trong giấc mộng có vị thần hiển linh đến hứa sẽ giúp đỡ. Nhà vua bèn cho sửa soạn vàng hương hành lễ để tạ ơn vị Thần linh. Khi quân đánh đến dưới núi Ngọc Sơn cầm cự với giặc, quân giặc không còn sức cầm cự để chống trả quan của nhà vua nên bỏ chạy toán loạn. Vua bèn thúc quân đốc chiến, quân ta bắt sống và chém vô số quân địch. Nhà qua cho thu quân khải hoàn trở về. Khi về đến chính nơi miếu thờ của vị thần ở khu đất này nhà vua cấp cho nhân dân 31 quan tiền để tu sửa ngôi miếu và cho nhân dân phụng thờ làm vị Phúc thần, để cho vị thần được tồn tại mãi mãi với phúc của đất nước.
Dòng 75:
 
Năm Hồng phúc (1572) Hàn Lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn
 
Đình Thần cao sơn ở thôn minh thành, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh hóa hiện nay mới được tôn tạo lại được cố thủ nhang là ông Trịnh Thế Chiến phục dựng vào năm 2017. Đình tuy đơn sơ nhưng rất linh thiêng, mọi sở nguyện cầu của người dân đều tất ứng
Sau khi phục dựng Đình xảy ra nhiều chuyện ly kỳ mà khoa học không thể giải thích được.
 
==Liên quan==