Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tia sét”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 79:
Sự phóng điện của tia sét có thể sản sinh nhiều loại [[bức xạ điện từ]], từ các dòng [[plasma]] rất nóng tạo ra bởi các chuyển động rất nhanh của [[electron]] cho đến những ánh chớp rực rỡ của [[ánh sáng nhìn thấy]] dưới dạng [[bức xạ vật đen]]. Độ chói của sét rất lớn (có thể thắp sáng cả bầu trời đêm). Thời lượng trung bình của toàn bộ các quá trình sét là 0.2 [[giây|giây,]] bao gồm một số lần chớp (vệt) ngắn hơn, khoảng 60 tới 70 [[Miligiây|mili giây]].<ref name=":3">{{cite web|url=http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/electric/lightning2.html|title=Lightning|work=gsu.edu|archiveurl=https://web.archive.org/web/20160115043319/http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/electric/lightning2.html|archivedate=January 15, 2016|accessdate=December 30, 2015}}</ref>
 
==== Dòng điện xungquá độ trong quá trình chớp ====
Cường độ dòng điện sinh ra khi có một tia sét từ mây xuống đất (CG) đánh xuống tăng tới mức cực đại rất nhanh chóng, trong khoảng 1-10 micro giây, và tắt dần trong khoảng lâu hơn trong 50-200 micro giây. Do tính chất thoáng qua rất nhanh của dòng điện trong một tia chớp, có một số hiện tượng cần được tính toán và giải quyết trong việc bảo vệ hiệu quả các cấu trúc trên mặt đất khỏi sét. Những dòng điện thay đổi nhanh chóng có xu hướng truyền ngay trên bề mặt của một vật dẫn (hiện tượng này gọi là [[hiệu ứng bề mặt]]), và không giống như [[Dòng điện một chiều|dòng điện không đổi]] thường truyền qua toàn bộ khối vật dẫn như nước chảy bên trong một ống vòi. Vì vậy, những vật dẫn sét bảo vệ các công trình thường có cấu trúc đa sợi, với nhiều dây dẫn đan xen nhau. Điều này nhằm làm tăng tổng [[Diện tích|diện tích bề mặt]] của bó dây dẫn theo [[tỉ lệ nghịch]] với đường kính [[Tiết diện|thiết diện]] từng sợi dây, với một tổng diện tích [[Tiết diện|thiết diện]] của toàn bó không đổi.<ref>{{Chú thích web|url=http://sites.ieee.org/sas-pesias/files/2016/03/Lightning-Protection-and-Transient-Overvoltage_Rogerio-Verdolin.pdf|tựa đề=Lightning Protection and Transient Overvoltage|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
Các xung điện từ tỏa ra từ kênh sét suy yếu nhanh theo khoảng cách so với điểm gốc. Tuy nhiên, nếu chúng đi qua các phần tử dẫn điện trên mặt đất, ví dụ như [[Dây điện|đường dây điện]], đường dây liên lạc, hoặc các ống kim loại... chúng có thể lập tức gây ra một [[Dòng điện cảm ứng|dòng điện]] [[Hiện tượng cảm ứng điện từ|cảm ứng]] ở các vật này, và được truyền đi hết. Những dòng tăng đột ngột này, thường gọi là dòng xung, có cường độ tỉ lệ nghịch với [[trở kháng]] đối với nó của vật thể. Vì thế, trở kháng của vật càng cao thì dòng điện xung càng nhỏ. Sự tăng áp đột ngột xảy ra này rất thường xuyên phá hủy hoặc gây hư hỏng các [[thiết bị điện tử]], điện dân dụng, hoặc các [[động cơ điện]]. Một số thiết bị đặc biệt gọi là "thiết bị bảo vệ chống xung áp" (''surge protector - SPD''), hay "thiết bị ức chế tăng áp tức thời" (''transient voltage surge suppressor - TVSS'') khi được mắc song song với đường dây điện có thể phát hiện được dòng điện thoáng qua bất thường của tia chớp; và bằng cách thay đổi một số tính chất dẫn điện của chúng, các thiết bị này có thể chuyển hướng xung xuống chỗ [[Tiếp địa|nối đất]] được gắn vào, nhờ đó bảo vệ được các thiết bị điện tử khỏi hư hỏng.