Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tia sét”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 73:
==== Nhiều vệt sét trên cùng một đường đi ====
[[Tập_tin:LightningCNP.ogg|nhỏ|Video về một vài vệt sét, quay tại khu vực Island in the Sky, trong Vườn quốc gia Canyonlands, [[Utah]], Hoa Kỳ.|trái]]
Các máy quay tốc độ cực cao đã chỉ ra rằng sét trên thực tế là gồm nhiều vệt (lần đánh) trên cùng một đường đi. Trung bình một tia sét có 3 đến 4 vệt sét hay có thể hơn (có thể nhiều đến 30).<ref>[[Tia sét#Uman|Uman (1986)]] Ch. 5, p. 41.</ref> Mỗi khi sét hình thành một vệt phản hồi đầu tiên, một vệt khác sẽ xuất hiện chạy lại cùng đường đi của nó trong khoảng 40 đến 50 milli giây và thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần như thế tạo ra các vệt tiếp theo với hiệu ứng [[Đèn Neon|ánh sáng nhấp nháy]] rất nhanh, mắt thường không thể nhìn thấy, thông thường chỉ có thể thấy nó ngày càng sáng hơn trước khi biến mất.<ref name="uman">[[Tia sét#Uman|Uman (1986)]] pp. 103–110.</ref>
 
Thường thì sau khi vệt sét phản hồi đầu tiên hình thành, cân bằng điện tích chưa đạt được ngay, thường một lượng điện tích âm vẫn còn dư. Lí do là, sau khi các kênh kết nối tạo vệt đầu tiên, kênh đi lên dương thường triệt tiêu nhanh hơn kênh âm, như vậy khiến cho đám mây còn một lượng dư điện tích âm (chưa xuống hết). Sau khi kênh dẫn dương đã tiêu tan, đầu kênh âm tiếp tục quá trình ion hóa không khí và một kênh ion hai hướng bắt đầu hình thành tại chỗ có kênh dương triệt tiêu. Khi kênh ion này kết nối được vào một phần khí dẫn điện của hệ thống kênh cũ, nó sẽ kích thích cả hệ thống tái ion hoá. Một quá trình giống vệt sét phản hồi sẽ lại xảy ra. Các electron (hay điện tích âm) dư sẽ vẫn cứ theo hệ thống kênh ion đó tràn xuống từ đám mây. Luồng điện tích âm bây giờ gọi là "'''luồng phi tiêu'''" (''dart leader''), lan truyền dọc theo hệ thống kênh sét và tạo ra vệt sét thứ hai. Cứ như vậy các vệt sét tiếp sau sinh ra sẽ tận dụng con đường cũ và tiếp tục nhiệm vụ trao đổi điện tích tới khi có sự cân bằng. Các luồng phi tiêu thường không tồn tại lâu, vì thế cần nhiều luồng và vệt thứ phát. Cứ sau mỗi lần trao đổi điện tích thì lần sau lại yếu hơn lần trước đến khi luồng trao đổi này mất hẳn. Các tiếng sét cũng được tạo ra khi thực hiện việc trao đổi điện tích này.<ref name="Warner">{{cite web|url=https://ztresearch.blog/education/ground-flashes/|title=Ground Flashes|last=Warner|first=Tom|date=2017-05-06|website=ZT Research|access-date=2017-11-09}}</ref>
Dòng 199:
Do sét là sự phóng điện hay sự di chuyển cực nhanh của các điện tử ma sát vào không khí làm nó trở nên cực nóng có thể hình thành [[plasma]] và giãn nở ra, theo [[Thuyết động học chất khí|thuyết động học]] thì khi không khí bị giãn nở ra một cách quá nhanh và đột ngột xung quanh tia sét nó sẽ tạo ra một [[sóng chấn động]] lan rộng kèm theo tiếng động được biết đến như [[sấm]].
 
Vì có rất nhiều sóng chấn động được tạo ra liên tiếp nhau khi sét hình thành, do có rất nhiều tiavệt sét trênthứ cùng một đường điphát nên nó không chỉ nghe một tiếng mà rền vang trong một khoảng thời gian tùy theo chiều dài của sét và khoảng cách đến người nghe nó. Một tiếng sấm gần có mức cường độ vào cỡ 120 dB, vào ngưỡng có thể gây tổn thương thính giác.
 
Các đặc tính của sấm rất phức tạp tùy theo yếu tố hình học của sét như chiều dài, có bao nhiêu tua, độ vọng âm thanh từ mặt đất và có bao nhiêu [[Tia sét#Nhiều vệt sét trên cùng một đường đi|vệt sét]] trên cùng một đường đi...
 
Tuy nhiên, nếu cơn dông ở một khoảng khá xa người quan sát thì có thể không nghe được tiếng sấm dù vẫn nhìn thấy được những tia sét của nó (do cường độ âm thanh giảm dần theo khoảng cách). Đây là hiện tượng "sét nhiệt". Có nguồn thông tin nêu rằng một cơn bão sét có thể được thấy ở khoảng cách xa tận hơn 160 km (100 dặm) nhưng tiếng sấm thì chỉ có thể nghe được trong phạm vi 32 km (20 dặm).{{Cần chú thích}}