Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mộc Hóa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 87:
====Chính quyền Cách mạng====
Về phía chính quyền [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam]] và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam]], để đối phó kịp thời với âm mưu địch và chỉ đạo sát đúng với thực tế tình hình địa phương, tháng [[7]] năm [[1957]] tách Mộc Hóa ra khỏi tỉnh Tân An, lập đơn vị hành chính cấp tỉnh, vẫn lấy tên là [[Kiến Tường (tỉnh)|tỉnh Kiến Tường]] như bên chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]]. Tuy nhiên, bên dưới tỉnh Kiến Tường chia làm bốn vùng, mỗi vùng tương ứng với một quận của phía Việt Nam Cộng hòa:
:* Vùng 2: tương ứng với quận Châu Thành.
:* Vùng 4 (vùng tư): tương ứng với quận Kiến Bình.
:* Vùng 6: tương ứng với quận Tuyên Nhơn.
:* Vùng 8: tương ứng với quận Tuyên Bình.
 
Sau ngày [[30 tháng 4]] năm [[1975]], chính quyền quân quản [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] lúc bấy giờ vẫn duy trì tên gọi [[Kiến Tường (tỉnh)|tỉnh Kiến Tường]] cho đến đầu năm [[1976]]. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).
 
Bên cạnh đó, [[chính quyền]] [[Cách mạng]] cũng tách một phần đất đai xã Tân Bình (thuộc quận Kiến Bình cũ) và một phần đất đai xã Tân Đông (thuộc quận Tuyên Nhơn cũ) cùng thuộc tỉnh Kiến Tường để sáp nhập vào địa bàn [[Mỹ Tho (tỉnh)|tỉnh Mỹ Tho]] lúc bấy giờ (ngày nay là tỉnh [[Tiền Giang]]). Hiện nay, vùng đất này tương ứng với các xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân, Thạnh Hòa cùng thuộc huyện [[Tân Phước, Tiền Giang|Tân Phước]], tỉnh [[Tiền Giang]].
 
Ngày [[20 tháng 9]] năm [[1975]], [[Bộ Chính trị]] ra Nghị quyết số '''245-NQ/TW''' về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh [[Long Châu Tiền]], [[Sa Đéc (tỉnh)|tỉnh Sa Đéc]] và tỉnh Kiến Tường sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.
 
Nhưng đến ngày [[20 tháng 12]] năm [[1975]], [[Bộ Chính trị]] lại ra Nghị quyết số '''19/NQ''' điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh [[Long An]], tỉnh [[Hậu Nghĩa (tỉnh)|Hậu Nghĩa]] và tỉnh [[Kiến Tường (tỉnh)|Kiến Tường]] được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh.
 
===Từ năm 1976 đến nay===