Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử sinh học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 89:
Wallace, người kế tục các công trình của [[Augustin Pyramus de Candolle|de Candolle]], Humboldt và Darwin, đã có những đóng góp lớn cho ngành [[Địa lý động vật học]]. Vì quan tâm đến giả thuyết biến đổi, ông đặc biệt chú ý đến sự phân bố địa lý của các loài gần gũi trong quá trình nghiên cứu thực địa, đầu tiên là ở [[Nam Mỹ]] và sau đó là ở [[Quần đảo Mã Lai|quần đảo Malay]]. Khi ở trong quần đảo, ông đã xác định được [[đường Wallace]]: một đường chạy cắt ngang qua [[Quần đảo Maluku|quần đảo Spice]], phân tách hệ động vật của quần đảo thành hai vùng rõ rệt là vùng châu Á và vùng New Guinea/Úc. Câu hỏi mấu chốt mà ông đặt ra ở đây, tại sao hai hòn đảo với khí hậu rất giống nhau lại có hệ động vật khác nhau đến vậy, chỉ có thể được trả lời bằng cách xem xét nguồn gốc của chúng. Năm 1876, ông đã viết cuốn ''The Geographical Distribution of Animals'' (''[[Phân bố địa lý của động vật]])'', là tác phẩm tham khảo tiêu chuẩn trong hơn nửa thế kỷ, và phần tiếp theo, ''Island Life'' (''[[Sự sống ở đảo]])'', vào năm 1880 tập trung vào địa lý sinh học ở đảo. Ông đã mở rộng hệ thống sáu vùng được phát triển bởi [[Philip Sclater]], vốn dùng để mô tả sự phân bố địa lý của các loài chim, cho các loại động vật. Phương pháp lập bảng dữ liệu của ông về các nhóm động vật tại các khu vực địa lý đã nêu bật những điểm gián đoạn. Mối quan tâm của Wallace đến tiến hóa giúp ông đưa ra những giải thích hợp lý, điều chưa từng được thực hiện trước đây.{{Sfn|Larson|2004|p=72-73}}{{Sfn|Bowler|2003|p=174}}
[[Tập tin:Gregor Mendel 2.jpg|nhỏ|254x254px|Những công trình nghiên cứu trên đậu Hà Lan của mục sư [[Gregor Mendel]] không được công nhận khi ông còn sống. Nhưng ngày nay, ông được coi là cha đẻ của ngành [[di truyền học]] hiện đại.]]
Các nghiên cứu khoa học về di truyền đã phát triển nhanh chóng sau dấu mốc ''Nguồn gốc các loài'' của Darwin, với các tác phẩm của [[Francis Galton]] và nhà thống kê sinh học khác. Công trình năm 1866 của mục sư [[Gregor Mendel]] về các quy luật di truyền thường được coi là cột mốc đầu tiên của [[di truyền học]]. Tuy nhiên, tác phẩm của ông chìm vào quên lãng và không được công nhận cho đến tận 35 năm sau đó. Trong khi đó, một loạt các lý thuyết khác về di truyền (dựa trên [[thuyết mầm]], [[thuyết tiến hóa thần học]] hoặc các thuyết khác) đã được tranh luận và nghiên cứu mạnh mẽ.{{Sfn|Mayr|1982|p=693 - 710}} [[Phôi học]] và [[sinh thái học]] cũng trở thành lĩnh vực sinh học trung tâm, đặc biệt là nhờ mối liên kết của chúng với tiến hóa và được đông đảo mọi người biết đến qua công trình của [[Ernst Haeckel]].<ref>{{Chúcite thíchjournal|last1=Reiß web|urlfirst1=https://www.researchgate.net/publication/5853374_No_evolution_no_heredity_just_development_-_Julius_Schaxel_and_the_end_of_the_Evo-Devo_agenda_in_Jena_1906-1933_A_case_studyChristian|tựa đềdate=2007|title=No evolution, no heredity, just development - Julius Schaxel and the end of the Evo-Devo agenda in Jena, 1906-1933: A case study|tác giảurl=https://www.researchgate.net/publication/5853374_No_evolution_no_heredity_just_development_-_Julius_Schaxel_and_the_end_of_the_Evo-Devo_agenda_in_Jena_1906-1933_A_case_study|họjournal=|tên=|ngày=DecemberTheory 2007in biosciences|websitevolume=Researchgate126|url lưu trữissue=|ngày lưu trữ=|url hỏngpages=155-164|ngày truy cậpdoi=202010.1007/s12064-02007-270016-6|access-date=}}</ref> Tuy nhiên, trong hầu hết các thế kỷ 19, di truyền không nằm trong lĩnh vực lịch sử tự nhiên, mà là về [[sinh lý học thực nghiệm]].{{Sfn|Tauber|1997|p=126}}
 
=== Sinh lý học ===