Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 195:
*Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% của Singapore, 17,6% của Malaysia, 36,5% của Thái Lan, 42,3% của Indonesia, 56,7% của Philippines, 87,4% của Lào và chênh lệch vẫn tiếp tục gia tăng<ref>[https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nang-suat-lao-dong-nguoi-viet-thua-lao-918213.html Năng suất lao động người Việt thua Lào]</ref>, tới tháng 8/2019 năng suất của Myanmar cũng chính thức vượt Việt Nam<ref>[https://baodautu.vn/nang-suat-lao-dong-viet-nam-trong-asean-chi-con-hon-duy-nhat-campuchia-va-nhung-cau-hoi-phia-sau-d105180.html Năng suất lao động Việt Nam trong ASEAN chỉ còn hơn duy nhất Campuchia]</ref>. Năng suất lao động Việt Nam chỉ còn cao hơn Campuchia về chỉ số bình quân chung nhưng lại thấp hơn ở các ngành chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế là công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và vận tải, kho bãi, truyền thông.<ref>[https://vn.sputniknews.com/business/201904307448117-lao-dong-viet-nam-nam-trong-nhom-co-ky-nang-kem-nhat-asean/ Lao động Việt Nam nằm trong nhóm có kỹ năng kém nhất ASEAN]</ref><ref>[https://laodong.vn/kinh-te/nang-suat-lao-dong-viet-nam-thap-hon-campuchia-605853.ldo Năng suất lao động Việt Nam thấp hơn Campuchia]</ref>.
*Trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu 2-3 thế hệ so với thế giới và vài chục năm so với khu vực. Tỷ lệ doanh nghiệp trong nước đang sử dụng thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu là 52%, ở khu vực sản xuất nhỏ chiếm tới 70%<ref>[https://baodatviet.vn/khoa-hoc/cong-nghe/cong-nghe-viet-nam-lac-hau-2-3-the-he-voi-the-gioi-3283451/ Công nghệ Việt Nam lạc hậu 2-3 thế hệ với thế giới]</ref>; 76% thiết bị máy móc công nghệ thuộc thế hệ 1960-1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao và 50% thiết bị là đồ tân trang.<ref>[https://enternews.vn/cong-nghe-cua-doanh-nghiep-viet-nam-lac-hau-hang-chuc-nam-99190.html Công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam: Lạc hậu hàng chục năm]</ref>
*Khu vực doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng góp 10% GDP sau hơn 30 năm đổi mới chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (95-96%) trong khi doanh nghiệp vừa và lớn chỉ chiếm rất ít (khoảng 1.7% và 2%), không có doanh nghiệp nào của Việt Nam đạt tầm công ty đa quốc gia; hộ gia đình đóng góp 30% GDP<ref>[https://vov.vn/kinh-te/kinh-te-tu-nhan-3-diem-khac-biet-duoc-chi-ra-tu-thuc-te-2019-1003171.vov Kinh tế tư nhân: 3 điểm khác biệt được chỉ ra từ thực tế 2019], VOV, 28/01/2020</ref>.
*Một nghiên cứu với sự tham gia của gần 500 doanh nhân Việt Nam (gồm 82,7% lãnh đạo cấp cao, 9,9% quản lý cấp trung và khác 7,4%) cho kết quả tỉ lệ nhận thức, hiểu biết về hội nhập và các hiệp định thương mại của doanh nghiệp Việt Nam thua cả Lào, Campuchia và Myanmar. Có khoảng 76% doanh nghiệp Việt Nam được hỏi không biết đến Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), so với 26% ở Campuchia, 28% ở Lào và 36% ở Myanmar. 85,5% doanh nghiệp được khảo sát không nắm được những điều khoản cụ thể của AEC, của TPP là 77,8% và của WTO là 66,3%<ref>[https://www.pace.edu.vn/so-tay-doanh-tri/ChiTiet/1068/doanh-nghiep-biet-ve-hoi-nhap-thua-ca-lao-campuchia?term_taxonomy_id=32 Doanh nghiệp biết về hội nhập thua cả Lào, Campuchia]</ref>.
*Năng lực hấp thụ công nghệ, khả năng kết nối giữa thành phần kinh tế FDI với các doanh nghiệp trong nước, hệ số chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước của Việt Nam thấp hơn cả Lào và Campuchia<ref>[http://cafef.vn/lien-ket-fdi-va-doanh-nghiep-trong-nuoc-o-viet-nam-thua-lao-campuchia-20180704151423563.chn Liên kết FDI và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam thua Lào, Campuchia]</ref>.