Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 295:
=== Kinh tế vĩ mô – tài chính ===
[[Hình:VN GDP relative to South Korea.jpg|nhỏ|300px|GDP Việt Nam tính theo phần trăm của Hàn Quốc]]
{{Chính|Đồng (tiền)|Hệ thống thuế Việt Nam|Chính quyền địa phương ở Việt Nam|Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh|Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội|Danh sách ngân hàng tại Việt Nam}}
 
Năm 2008, [[tỷ lệ lạm phát]] ở [[Việt Nam]] ước khoảng 22,97%<ref>Tổng cục Thống kê: [http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=8185 "Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ cả nước tháng 12 năm 2008"]. Truy cập ngày 11/1/2009.</ref>, cao hơn nhiều mức [[Quốc hội Việt Nam|Quốc hội]] đề ra là dưới 8,5 – 9% trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2008. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế tính theo đơn vị tiền tệ quốc gia của Việt Nam năm này là 6,18%<ref>Báo Kinh tế và Đô thị: [http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=138282&CatId=45 Tăng trưởng GDP 2008 thấp hơn mức đã công bố].</ref>, thấp hơn mức [[Quốc hội Việt Nam|Quốc hội]] đề ra là trên 7,5 – 8%. Những lo ngại về lạm phát tăng tốc nhanh trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008 đã khiến Chính phủ quyết định thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài chính cũng như tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến kinh tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến.
Dòng 303:
Hiện Việt Nam có 2 [[Sàn giao dịch chứng khoán|sở giao dịch chứng khoán]], 1 ở [[Hà Nội]] và 1 ở [[Thành phố Hồ Chí Minh]]. Tại [[Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh|HOSE]] có 172 [[cổ phiếu]] được niêm yết và sử dụng chỉ số giá chứng khoán [[Vn-Index]]; ngoài ra còn có 68 [[trái phiếu]] và 4 [[chứng chỉ quỹ]].<ref>HOSE: [http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Statistic/QMNY.aspx Quy mô niêm yết thị trường hiện tại]. Truy cập ngày 12/1/2009.</ref> Tại [[HNX-Index]] có 170 cổ phiếu được niêm yết và sử dụng chỉ số [[HNX-Index]]; ngoài ra còn có 531 loại trái phiếu.<ref>HASTC: [http://hastc.org.vn/Quymo_niemyet.asp Quy mô niêm yết thị trường hiện tại]. Truy cập ngày 12/1/2009.</ref> Bên cạnh cổ phiếu được niêm yết, cổ phiếu chưa niêm yết (ở Việt Nam quen gọi là cổ phiếu OTC) cũng được giao dịch rất nhiều. Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện chỉ có các loại trái phiếu (định danh bằng đồng hoặc dollar Mỹ) do chính phủ, [[Kho bạc Nhà nước Việt Nam|kho bạc nhà nước]] và chính quyền một số tỉnh, thành phố phát hành; chưa có trái phiếu doanh nghiệp. Việt Nam cũng đã phát hành và niêm yết trái phiếu chính phủ tại thị trường chứng khoán nước ngoài. Người nước ngoài được phép mua bán chứng khoán Việt Nam. Cho tới nay, năm 2006 là năm sôi động nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam.
 
Việt Nam có 43 [[ngân hàng thương mại]] trong nước và 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (Xem thêm: [[Danh sách ngân hàng tại Việt Nam]]). [[Ngân hàng Nhà nước Việt Nam]] là [[ngân hàng trung ương]] của Việt Nam có văn phòng tại tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
 
Ngân hàng Nhà nước đang quản lý tương đương 20,7 tỷ dollar dự trữ ngoại hối nhà nước của Việt Nam (tính vào thời điểm ngày 19/6/2008). Ngân hàng này quản lý tỷ giá hối đoái chính thức của Việt Nam thông quan can thiệp vào giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tác động tới tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu.<ref>Xem tại [http://www.sbv.gov.vn website chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam].</ref> Bộ Tài chính (Việt Nam) cũng công bố một tỷ giá chính thức nữa để phục vụ hạch toán ngoại tệ.<ref>Ví dụ: được công bố [http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=4431&ItemID=57550 tại đây].</ref> Ngoài các loại tỷ giá hối đoái chính thức nói trên, Việt Nam còn có tỷ giá hối đoái không chính thức thường áp dụng trong giao dịch ngoại tệ tại các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của tư nhân.