Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 53:
Pháp thực hiện độc quyền [[thương mại]], đặc biệt là công khai buôn bán [[thuốc phiện]]. [[Độc quyền (kinh tế)|Độc quyền]] nấu [[rượu]] thì giao cho [[công ty]] ''[[Société des Distilleries d'Indochine]]'' phân phối cho toàn Liên bang dưới hiệu "RA" (''Régie de Alcool''), tục gọi là "rượu ty". Những nguồn rượu khác thì bị liệt vào hạng rượu lậu và ai nấu hay mua thì bị truy tố và tài sản tịch thu.<ref>Hoàng Cơ Thụy. tr 1505</ref> Đối với [[thuốc phiện]] thì quyền nhập cảng, chế biến và bán sỉ là do cơ quan Régie de l'Opium đảm nhận. Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận chính phủ thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn [[Liên bang Đông Dương]].<ref>[http://www.asiapacificms.com/papers/pdf/gt_opium_trade.pdf‎ Golden Triangle Opium Trade, an Overview (dạng PDF)] Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013</ref> Riêng việc phân phối bán lẻ là để cho tư nhân, đa số là [[người Hoa]].<ref>Logan, William S. Trang 79.</ref>
 
Quá trình công nghiệp hoá tiến triển chậm. Nền công nghiệp Việt Nam nhỏ bé và không hoàn chỉnh với các cơ sở sản xuất lớn là của tư bản Pháp còn công nghiệp bản địa chỉ gồm những doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lãnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Ngành công nghiệp không phát triển là chủ đích của thực dân Pháp không muốn để cho dân bản xứ lập công ty để cạnh tranh với các công ty của Pháp. Nước Pháp muốn duy trì nền công nghiệp bản xứ tại Đông Dương là nền sản xuất thủ công không đòi hỏi chất lượng nhân công cao mặc dù có những chỉ trích của những nhà công nghiệp và nhà kinh tế học ngay tại thời điểm đó.<ref>[http://tiasang.com.vn/-giao-duc/Huyen-thoai-do%C2%A0va-huyen-thoai-den-ve-giao-duc-thuoc-dia-Dong-Duong-Ky-2-Huyen-thoai-den--20820 Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen về giáo dục thuộc địa Đông Dương (Kỳ 2 "Huyền thoại đen")], Nguyễn Thụy Phương, 21/12/2019, Tạp chí Tia Sáng</ref> [[Người Pháp]] xây dựng một số cơ sở công nghiệp khai khoáng, cơ khí, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp nhẹ nhưng vẫn chưa hình thành nền tảng [[công nghiệp]] hoàn chỉnh tại [[Việt Nam]], trong khi [[Nhật Bản]] đã xây dựng khá nhiều cơ sở công nghiệp tại các [[thuộc địa]] của họ như [[Triều Tiên]], [[Mãn Châu]]. Công nghiệp thời Pháp thuộc đã cung cấp một số sản phẩm và kỹ thuật mới như: điện, xi măng, diêm, bia, xà phòng, thuốc lá, thuỷ tinh, ô tô, xe đạp, tàu điện, tàu hoả, các sản phẩm cơ khí... Một số sản phẩm quen thuộc được sản xuất theo qui trình mới như nước máy, giấy, vải, thuốc lá... Nhờ sự giao thương mà lần đầu tiên, người Việt Nam được biết các sản phẩm của phương Tây, như: dầu hỏa và đèn dầu hỏa, thuốc lá điếu, diêm, xà phòng, sữa bò, kính đeo mắt, ô che mưa nắng, giầy dép, kính lắp cửa, các đồ dùng thủy tinh... làm thay đổi tiêu dùng nội địa. Sau khi thiết lập được chính quyền tại Việt Nam, Pháp cũng đã thiết lập chế độ bảo hộ mậu dịch, dựng hàng rào thuế quan và áp dụng một số độc quyền có lợi cho hàng hoá Pháp. Nền kinh tế xuất hiện một số kỹ thuật có thể coi là hiện đại vào thời kỳ đó tạo ra một năng suất mới trong sản xuất và đời sống như kỹ thuật khai thác hầm mỏ, kỹ thuật chế biến lâm sản, tốc độ và chất lượng của giao thông liên lạc, kỹ thuật và chất lượng xây dựng... Công nghiệp đã góp phần mở rộng thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, một bộ phận dân cư trong nước, nhất là dân thành thị làm quen với những sản phẩm hiện đại phương Tây như điện, xà phòng, nước máy, thuốc lá, xi măng… Một số ngành sản xuất cổ truyền như lúa gạo, cà phê, chè, gỗ... có khả năng mở rộng sản xuất, để bước đầu vươn ra thị trường quốc tế. Công nghiệp còn tạo ra một đội ngũ công nhân và kỹ thuật viên Việt Nam tiếp thu kỹ thuật phương Tây.<ref name="congthuong"/>
 
Công nghiệp thời Pháp thuộc sử dụng nhân công giá rẻ nên có tỷ suất lợi nhuận cao nhưng sản lượng rất thấp. Công nghiệp mang tính chất thâm dụng lao động do nó chú trọng khai thác lao động giá rẻ của dân bản xứ hơn thâm dụng tư bản để nâng cao năng suất và sản lượng. Cho đến 1931, trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Đông Dương là 750 triệu đồng Đông Dương, công nghiệp chỉ chiếm có 105 triệu, tức chỉ đạt 14%. Trong thập kỷ 1930, công nghiệp đã có một bước tiến xa hơn: tăng gấp đôi so với những gì Pháp đã làm ở đây trong vòng 70 năm (1860-1930). Đến năm 1938, trong tổng sản phẩm quốc nội của Đông Dương là 1014 triệu đồng Đông Dương, công nghiệp chiếm 233,08 triệu, tức 22%. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân cư Việt Nam được hưởng những thành tựu của sự phát triển công nghiệp. Điện, nước máy, xà phòng, đường sắt, đường nhựa và điện tín vẫn còn xa lạ với nông thôn, người nghèo. Tính tới năm 1940, lượng điện tiêu thụ trên đầu người tại Việt Nam chỉ bằng 1/107, lượng sắt thép sử dụng bằng 1/10 so với nước Pháp.<ref name="congthuong"/> Nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào [[nông nghiệp]] với [[phương thức sản xuất]] không thay đổi trong hàng ngàn năm. [[Quan hệ sản xuất]] tại [[Đồng quê|nông thôn]] vẫn là quan hệ địa chủ – tá điền như [[Trung Cổ|thời Trung cổ]], còn tại [[Đô thị|thành thị]], [[chủ nghĩa tư bản]] chỉ mới manh nha xuất hiện. Người Việt có mức sống rất thấp, nghèo đói phổ biến trên toàn đất nước, đặc biệt ở miền Bắc và miền Trung. Ở nông thôn tồn tại mâu thuẫn giữa địa chủ và tá điền còn ở thành thị có sự tương phản giữa tầng lớp tư sản, quan chức cao cấp và thị dân lớp dưới. Người Pháp xây dựng một số cơ sở hạ tầng cơ bản tại An Nam. Hệ thống kinh tế mà Pháp đầu tư tại An Nam như các đồn điền cao su, mỏ than, các thành phố lớn, đường sắt, cảng biển là để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của họ chứ không phải để phục vụ lợi ích của dân bản xứ.<ref name="deville">Paris - Saigon - Hanoi, trang 44-47, Philippe Devillers, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2003</ref> Dù người Pháp đã mang những yếu tố hiện đại vào nền kinh tế Việt Nam nhưng nhìn tổng thể nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong tình trạng tiền tư bản, bán Trung cổ.