Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 125:
Tuy nhiên, thời kỳ 1981–1985, kinh tế Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đã đề ra trong nghị quyết đại hội V là cơ bản ổn định tình hình kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh [[Giá - lương - tiền (Việt Nam)|giá – lương – tiền]] cuối năm [[1985]] đã đẩy nền kinh tế đất nước đến những khó khăn mới. [[Kinh tế]] – [[xã hội]] lâm vào khủng hoảng trầm trọng.<ref name="TCđhV">Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI do [[Trường Chinh]] trình bày.</ref> Siêu lạm phát xuất hiện và kéo dài, từ năm 1985 kéo dài đến 1988 từ 500% đến 800%. Nguồn gốc lạm phát một nguyên nhân là do thâm hụt ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước<ref>Export and long-run growth in Vietnam 1976-2001, ASEAN Economic Bulletin, Dec 2003</ref>. Tuy nhiên bất cập hệ thống phân phối cũng đáng kể.
 
Để vượt qua khó khăn, các địa phương nhất là địa phương ở [[Nam Bộ (Việt Nam)|Nam Bộ]] đã có những biện pháp "xé rào" như [[khoán]] hộ, khoán sản phẩm, [[bù giá vào lương]], tăng cường quan hệ ngoại thương với các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa. Những biện pháp "xé rào" này đã mang lại những hiệu quả nhất định trong tăng năng suất sản xuất, giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hóa và nợ lương người lao động. Vì thế, chúng đã thu hút được sự chú ý của các nhà lãnh đạo Đảng và Chính phủ.<ref name="TT1">[[Tuổi Trẻ (báo)|Tuổi Trẻ Online]]: [http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=111904&ChannelID=89 "Đêm trước" đổi mới: Chiếc áo cơ chế mới.] Truy cập ngày 3/1/2009.</ref><ref name="TT2">Tuổi Trẻ Online: [<!--http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=112739&ChannelID=89-->http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/112739/%E2%80%9CDem-truoc%E2%80%9Ddoi-moi-Nhung-thong-diep-gui-den-Ba-Dinh.html "Đêm trước"đổi mới: Những thông điệp gửi đến Ba Đình], 09/12/2005, Xuân Trung - Quang Thiện</ref> Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động (hay [[Khoán 100]] gọi dựa theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng CSVNCộng sản Việt Nam khóa IV) và mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh (nghị quyết 25/CP của Chính phủ) được Đảng và Chính phủ cho phép thí điểm và dần áp dụng rộng rãi từ năm 1981. Ở [[Hà Nội]] và [[Thành phố Hồ Chí Minh]], một số nhà nghiên cứu kinh tế gồm cả những người được đào tạo thời Việt Nam Cộng hòa đã được lãnh đạo Đảng triệu tập để nghiên cứu, chuẩn bị cho [[Đổi mới]].<ref name="TT3">Tuổi Trẻ Online: [<!--http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=19832&ChannelID=89-->http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/19832/%E2%80%9CDem-truoc%E2%80%9D-doi-moi-Chuyen-doi-vo-hinh.html ""Đêm trước" đổi mới: Chuyển đổi vô hình".], Xuân Trung - Quang Thiện, 10/12/2005</ref>
 
Những thực tiễn "xé rào" và lý luận mới trên đã giúp [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] triển khai chính thức chương trình Đổi mới tư duy quản lý kinh tế mà thể hiện trước hết là nghị quyết của Đại hội VI tổ chức vào giữa tháng 12 năm 1986. Các quyết định đổi mới gắn với tên tuổi của Tổng Bí thư [[Trường Chinh]] và chỉ đạo bởi Tổng Bí thư [[Nguyễn Văn Linh]].