Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thị Nhậm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 83:
Đại Nam thực lục đệ tam kỷ cho biết, '''năm Thiệu Trị thứ 3 (1843)''', nhà vua thay đổi danh hiệu hậu cung được định ra từ thời Minh Mạng, đồng thời '''phong Phạm Thị Hằng làm Thành phi''':
 
"Định lại thứ tự chín bậc ở trong cung. Vua dụ Nội các rằng: "... Ta từ khi lên ngôi đến nay, sửa sang quy mô thái bình, mở mang trị hóa, cương kỷ trong triều, chính trị trong nước, không việc gì là không lần lượt sửa sang cho rõ ràng. Nhân nghĩ đến chính hoá của nhà vua, tất từ nhà mà ra đến nước, trật tự trong cung cũng nên định có khác nhau. Nay chuẩn cho đặt một Hoàng quý phi, trên giúp Hoàng hậu, chủ việc ăn uống trong cung, hàng ở trên bậc thứ nhất; thứ đến Quý phi, ĐoanLương phi, Lệnh phi làm bậc thứ nhất; '''Thành phi, Trinh phi, Thục phi là bậc thứ nhì''' ...". '''Tấn phong Cung tần họ Phạm làm Thành phi'''."
 
Như vậy, khi mới chuẩn định cấp bậc hậu cung vào '''năm Thiệu Trị thứ 3, Phạm Thị Hằng đã được tấn phong Thành phi''', '''đứng đầu nhị giai'''. Còn vị phân của Nguyễn Thị Nhậm tuy không được chép nhưng dựa vào việc '''mãi đến năm Thiệu Trị thứ 6 bà mới được phong làm Lệnh phi''' đứng cuối hàng Nhất giai thì ta có thể suy trước đó địa vị của Nguyễn Thị Nhậm cao nhất cũng chỉ từ '''Trinh phi''' (đứng thứ hai ở hàng nhị giai) trở xuống do Thành phi Phạm Thị Hằng khi ấy đang đứng đầu nhị giai. Đến năm Thiệu Trị thứ 6, khi Nguyễn Thị Nhậm được tấn phong Lệnh phi (cuối nhất giai) thì Phạm Thị Hằng cũng được tấn phong Quý phi (đầu nhất giai), địa vị vẫn cao hơn Lệnh phi; chưa kể khi đó, vị trí '''Lương phi''' đứng thứ hai ở hàng nhất giai cũng vừa có chủ. Vậy trên Lệnh phi khi đó có đến hai người vị thứ cao hơn, chắc chắn không có chuyện Nguyễn thị có vị thứ cao hơn Phạm thị.