Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 43:
===Trước năm 1848===
{{chính|Kinh tế Việt Nam thời Trung cổ}}
Nền văn minh của Việt Nam đã được xây dựng trên nông nghiệp. Các triều đại phong kiến đã luôn luôn coi nông nghiệp là cơ sở kinh tế chính, những tư tưởng kinh tế của họ được khẳng định trên chủ nghĩa trọng nông. Quyền sở hữu đất đai được công nhận bên cạnh sở hữu công ruộng đất và những công trình qui mô lớn như đê, các công trình thủy lợi đã được xây dựng ở đồng bằng sông Hồng tạo điều kiện cho canh tác lúa nước. Trong những thời điểm yên bình, những người lính được gửi về nhà để làm nông, triều đình gọi chính sách này là ngụ binh ư nông. Hơn nữa, triều đình cấm giết mổ trâu bò, gia súc và tổ chức nhiều nghi lễ liên quan tới nông nghiệp. Thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật được coi trọng, nhưng thương mại không được xem trọng, những người kinh doanh được gọi là ‘’con buôn’’. Do đồng bằng nhỏ hẹp, nông nghiệp năng suất thấp, thủ công nghiệp và thương mại kém phát triển nên nền kinh tế quốc gia là tự cung tự cấp. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không thể xem là một quốc gia giàu có.
 
Từ thế kỉ 16, một nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển. Tại Đàng Trong ngoại thương phát triển mạnh. Đàng Trong trở thành nơi cung cấp nông sản, lâm sản, khoáng sản cho thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây. Sang thời Nguyễn, các cảng thương mại ban đầu, như [[Hội An]], bị hạn chế, và các quốc gia nước ngoài có nền văn hóa khác nhau và tham vọng xâm lược của họ được coi là một mối đe dọa. Do nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp, Việt Nam không có một nền công nghiệp và thương mại phát triển nên cũng không có nhu cầu mở cửa để giao thương. Chính sách đóng cửa này khiến ngoại thương không thể phát triển khiến sản xuất trong nước không có nhân tố kích thích để phát triển dẫn đến một mức độ đình trệ trong nền kinh tế Việt Nam và góp phần đưa Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.<ref>Đất nước Việt Nam qua các đời, tác giả Đào Duy Anh, Nhà xuất bản Thành phố HCM, năm 1992</ref> Trong khi đó [[Nhật Bản]] tuy cũng thi hành chính sách [[Sakoku|Toả Quốc]] vì e ngại bị phương Tây xâm lược nhưng nền kinh tế của họ đã phát triển tới mức hình thành một thị trường nội địa và có nhu cầu tăng cường ngoại thương. Nhật Bản đã có các đô thị lớn sầm uất và một giới doanh nhân khao khát làm giàu. Chủ nghĩa tư bản đang hình thành tại Nhật Bản. Chính vì thế Nhật Bản chấp nhận mở cửa để giao thương với phương Tây.