Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 169:
Theo [[The World Factbook]], kinh tế Việt Nam năm 2014 tăng 5,5%, mức tăng đứng thứ 7 trong Đông Nam Á. Tính tổng quan trong 10 năm (đến 2015), GDP bình quân đầu người tăng khoảng 3,5 lần xếp thứ hạng tăng 16 trên thế giới (chỉ sau [[Myanmar]] tăng 14 lần, [[Đông Timor|Timor-Leste]] tăng 8,9 lần, [[Ma Cao]] tăng 6,2 lần, [[Mông Cổ]] tăng 5,7 lần, [[Trung Quốc]] và [[Uzbekistan]] tăng 4,8 lần, [[Azerbaijan]] và [[Ethiopia]] 4,5 lần, [[Tuvalu]] 4,4 lần, [[Nigeria]] 4,1 lần, [[Cộng hòa Dân chủ Congo]] 4,0 lần, [[Lào]], [[Guyana]] và [[São Tomé và Príncipe]] 3,9 lần, [[Paraguay]] 3,7 lần, bằng [[Montenegro]], [[Papua New Guinea]], [[Maldives]], trên một số nước gần sát như [[Uruguay]], [[Sri Lanka]], [[Suriname]], [[Solomon]] tăng khoảng 3,4 lần).
 
Xét trên tổng quy mô kinh tế, thì Việt Nam chỉ xếp sau [[Trung Quốc]] về tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong 10 năm qua. Các số liệu GDP bình quân đầu người không phản ánh hoàn toàn chính xác mức sống của người dân, do các số liệu GDP thường chênh lệch với GNP, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa, lợi nhuận được tính vào GDP của nước này có thể được tính vào GNP của nước khác, và các nguyên nhân khác. Cụ thể theo thống kê của WB, thì GDP năm 2014 là 186,2 tỷ USD, trong khi GNI là 172,9 tỷ USD nghĩa là tổng sản phẩm của người Việt Nam thấp hơn tổng sản phẩm làm ra tại Việt Nam. Các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thường có một hệ thống tính GNP rất khác với các nước có nền kinh tế tư bản, và do đó quy so sánh GNP các nước tư bản với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thường không chính xác và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũng hay đo kinh tế theo [[Tổng sản lượng quốc gia|GNP]] hơn là GDP.
 
Năm 2015, GDP tính theo [[sức mua tương đương]] bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 35% so với trung bình của thế giới (khoảng 5.600 USD so với 15.000 USD), mới thoát khỏi nhóm các nước nghèo và ở vào nhóm thu nhập trung bình thấp trên thế giới.