Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ia Pa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 38:
===Địa hình===
Xen kẽ với núi đồi thấp, đất dốc, sông ngòi, đất bãi bồi và cánh đồng lúa nước hai vụ. Huyện nằm trong vùng thung lũng lòng chảo thấp và kín gió nên nhiệt độ ở đây khá cao, độ ẩm thấp, lượng mưa thấp. Với điều kiện tự nhiên như trên, huyện có rất ít lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp, thích hợp với các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, nhất là cây lương thực như lúa, ngô…, cây công nghiệp ngắn ngày như bông, sắn, mía, đậu… và chăn nuôi bò thịt.
 
===Tiềm năng thế mạnh===
Gần 59.000 ha đất lâm nghiệp, trên 30.000 ha đất nông nghiệp (trong đó lúa nước thủy lợi trên 9.185 ha), diện tích ngô hàng năm gần 2.890 ha, diện tích sắn trên 5.666 ha, và trên 13.000 ha đất khá màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây thuốc lá, mía…;
 
Giao thông thuận lợi, nguồn lao động tại chỗ dồi dào và giá nhân công rẻ… là những lợi thế của huyện để phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc.
 
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có xã Chư Mố được xác định là cái nôi của người dân tộc thiểu số Ja Rai, có điểm dừng chân của khách du lịch nước ngoài tại làng Blôm, xã Kim Tân. Đây là lợi thế của địa phương cho việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch văn hóa.
 
Trong những năm qua có một số doanh nghiệp tại các địa phương đã tiếp cận và đầu tư ở một số ngành, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể: Công ty mía đường Gia Lai đầu tư cho nông dân trồng mía; Công ty thuốc lá BAT-Vinataba, công ty thuốc lá Khatoco Khánh Hòa đầu tư cho người nông dân trồng thuốc lá; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư trồng cao su; tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu tư khai thác quặng chì, kẽm.
 
==Hành chính==