Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thoại Ngọc hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n nhỏ
thêm tài liệu
Dòng 43:
===Mất===
Nguyễn Văn Thoại mất vì bệnh tại nhiệm sở Châu Đốc vào ngày 6 [[tháng 6]] ([[âm lịch]]) năm [[Kỷ Sửu]] ([[1829]]), hưởng thọ 68 tuổi <ref>Thông tin thêm: Thoại Ngọc Hầu mất trong thành Bảo hộ tức thành [[Châu Đốc]], nằm ở vị trí ngã ba sông Châu Đốc (cồn Tiên lúc bấy giờ chưa được bồi). Sau mấy lần đổi chủ, tòa thành xưa đã không còn. Thời Pháp-Mỹ, khu quân sự này còn được gọi là thành CB. Vào khoảng đầu năm [[1970]], khi đào bới để xây dựng công trình mới, người ta đã bắt gặp ở bên dưới nền móng của một tòa thành cổ. Hiện nay, nơi đây là Doanh trại bộ đội Biên Phòng tỉnh An Giang.</ref>. Theo bảng tóm lược của Nguyễn Văn Hầu, trong 52 năm công vụ, Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) đã 7 lần sang [[Xiêm La]], 2 lượt sang [[Lào]] và 11 năm giữ trọng trách bảo hộ [[Cao Miên]] (tức [[Campuchia]] ngày nay)<ref>Theo Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr.304.</ref>.
 
Ông được an táng trong [[Lăng Thoại Ngọc Hầu|lăng]] tại chân [[núi Sam]]. Mộ ông nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt. Văn bia tại ngôi mộ ông như sau (dịch từ [[chữ Hán]]):
:''Hoàng Việt, Hiển khảo, Thống chế án thủ Châu Đốc đồn, lãnh Bảo Hộ Cao Miên quốc ấn, kiêm quản Hà Tiên trấn biên vụ, được ban Nhị cấp, thưởng Kỷ lục lần thứ tư, và được truy tặng Tráng Võ tướng quân, Trụ quốc Đô thống, tên thụy là Võ Khác. Ông họ Nguyễn, tên húy là Thoại. Bia này lập năm [[Minh Mạng]] thứ 10 ([[1829]]) do con trai là Nguyễn Văn Lâm''.
 
==Nỗi oan ức ==