Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 162:
==Diễn biến==
[[Tập tin:Union Banks.svg|nhỏ|trái|500x500px|Bản đồ bãi Union Banks, nơi diễn ra trận hải chiến.]]
Trong những tháng đầu năm [[1988]], lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực [[quần đảo Trường Sa]], chiếm giữ [[đá Chữ Thập]] (31 tháng 1), đá [[Châu Viên]] (18 tháng 2), đá [[Ga Ven]] (26 tháng 2), [[đá Tư Nghĩa]] (đá Huy Gơ) (28 tháng 2), đá [[Xu Bi]] (23 tháng 3).<ref name="Lịch sử cục tác chiến" />. Hải quân Việt Nam đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại [[đá Tiên Nữ]] (26 tháng 1), [[Lát (đá)|đá Lát]] (5 tháng 2), [[đá Lớn]] (6 tháng 2), [[đá Đông]] (18 tháng 2), [[Tốc Tan|đá Tốc Tan]] (27 tháng 2), [[Núi Le|đá Núi Le]] (2 tháng 3),<ref name="Lịch sử cục tác chiến" />, bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận. Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo [[Sinh Tồn]], [[Nam Yết]] và phía đông kinh tuyến 115°.
 
Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Hải quân Việt Nam xác định: [[Đá Gạc Ma|Gạc Ma]] giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân Trung Quốc chiếm giữ thì họ sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại [[quần đảo Trường Sa]]. Vì vậy, thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đá [[Gạc Ma]], [[Cô Lin]] và [[Len Đao]]... Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn Vận tải 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.
 
Trong khi đó, hải quân Trung Quốc sau khi đưa quân chiếm đóng các rạn san hô [[đá Chữ Thập|Chữ Thập]], [[Châu Viên]], [[Ga Ven]], [[XuĐá Bi]], [[Nghĩa|Tư Nghĩa]] cũng đang có ý đồ chiếm giữ ba đá [[Đá Gạc Ma|Gạc Ma]], [[Cô Lin]] và [[Len Đao]]. Đầu tháng 3 năm [[1988]], Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực [[quần đảo Trường Sa]], tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9 đến 12 tàu chiến gồm: 1 [[tàu khu trục]] tên lửa, 7 [[Tàu corvette|tàu hộ vệ]] tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 [[tàu đổ bộ]], 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, [[tàu kéo]] và 1 [[Sà lan|pông tông]] lớn.
 
Trước tình hình đó, ngày [[31 tháng 3]], Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho vùngVùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, các hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở [[Hải Phòng]] chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Bộ Tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1,3,5 Hải quân, Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam (nay là [[Học viện Hải quân (Việt Nam)|Học viện Hải quân Việt Nam]]), [[nhà máy Ba Son]]... đến phối thuộc khi cần thiết.
 
Lúc 19 giờ ngày [[11 tháng 3]], tàu [[HQ-604]] rời quân cảng Cam Ranh ra [[đá Gạc Ma]] để thực hiện nhiệm vụ trong [[chiến dịch CQ-88]] ("Chủ Quyền 88"). Trên đường đi, sáng ngày [[13 tháng 3]] tàu ghé đá Lớn để chuyển lệnh từ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân cho tàu [[HQ-505]], đang đưa công binh đến [[đá Lớn]].
 
Ngày [[12 tháng 3]], tàu [[HQ-605]] thuộc Lữ đoàn 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, đượcđang lệnhlàm nhiệm vụ từ [[đá Đông]], được lệnh đến đóng giữ [[Len Đao|đá Len Đao]] trước 6 giờ ngày [[14 tháng 3]]. 11 giờ ngày 13 tháng 3 tàu có mặt tại đá [[Tốc Tan]], cập mạn tàu Đại Lãnh gặp Lữ phó 146 Cai để nhận nhiệm vụ cụ thể.<ref name="vinacomin">[http://www.vinacomin.com.vn/tap-chi-than-khoang-san/gac-ma-co-lin-len-dao-nhung-ngay-thang-3-nam-1988-201808051009463723.htm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao những ngày tháng 3 năm 1988]</ref> Sau 29 tiếng hành quân, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày [[14 tháng 3]] và cắm cờ {{VNM}} trên đá san hô này.
 
Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đá Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày [[13 tháng 3]], tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu [[HQ-505]] của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo [[Đáđá Lớn]] tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 505 và 604 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc trungTrung đoàn công binh 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do [[Trần Đức Thông]], Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và bốn chiến sĩ đo đạc của Đoàn Đo đạc và Biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu). Sau khi hai tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m.
 
16h20 ngày 13/3, tàu HQ-604 đã đến địa điểm thả neo cách đảo Gạc Ma chừng 100 mét.<ref name="vinacomin" /> Sau khi tàu thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ tên lửa 502 của Hải quân Trung Quốc từ đá Huy Gơ (tức [[đá Tư Nghĩa]]) chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m. 17 giờ ngày [[13 tháng 3]], tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-604 và dùng loa gọi sang, thông báo đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu bộ đội [[Việt Nam]] rời khỏi. Tàu HQ-604 cũng đáp trả lại và yêu cầu tương tự. Sau khoảng 30 phút thì tàu Trung Quốc bỏ đi về phía tây cách đó 5-6 hải lý (1 hải lý = 1.852 m).<ref>[https://m.thanhnien.vn/thoi-su/truong-sa-sau-ngay-tiep-quan-ky-4-dau-dau-chu-thap-chau-vien-gac-ma-555987.html Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 4: Đau đáu Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma]</ref> Bị uy hiếp, hai tàu HQ-604 và 505vẫn kiên trì neo giữ quanhcạnh đá Gạc Ma. Còn chiến hạm của Trung Quốc cùng một [[tàu corvette|hộ vệ hạm]], hai [[hải vận hạm]] thay nhau cơ động, chạy quanh [[đá Gạc Ma]].
 
Trước tình hình căng thẳng do hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h ngày [[13 tháng 3]], Bộ Tư lệnh [[Hải quân Việt Nam]] chỉ thị cho Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các [[đá Gạc Ma]], [[đá Cô Lin|Cô Lin]]. Tiếp đó Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho lực lượng công binh khẩn trương dùng xuồng chuyển vật liệu xây dựng lên đá ngay trong đêm ngày [[13 tháng 3]]. Thực hiện mệnh lệnh, tàu 604 cùng lực lượng công binh trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên [[đá Gạc Ma]], tiếp đó lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ {{VNM}} và triển khai bốn tổ bảo vệ đá.
Dòng 182:
Lúc này, Trung Quốc điều thêm hai hộ vệ hạm trang bị [[pháo]] 100&nbsp;mm đến hỗ trợ lực lượng đã đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi [[đá Gạc Ma]]. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.
 
Chỉ huy trận Gạc Ma của [[Trung Quốc]] lúc đó là Tham mưu trưởng căn cứ Du Lâm, Trần Vĩ Văn, trong hồi ký của mình cho biết: ''"Lúc đó cấp trên truyền đạt nguyên tắc chiến đấu được tổng kết thành "5 không 1 đuổi". 5 không là: không chủ động gây sự, không nổ súng trước, không tỏ ra yếu đuối, không chấp nhận thua thiệt, không để mất thể diện; 1 đuổi là: nếu quân địch chiếm các đảo đá của ta, phải lập tức đuổi địch. Sau khi xảy ra sự kiện này, chúng ta cũng có chủ ý tránh đề cập, tuyên truyền trong nước không nhiều. Nhưng trận chiến này lại trở thành nỗi đau khó có thể hóa giải trong lòng người [[Việt Nam]] về quan hệ với Trung Quốc".''<ref name="giaoduc.net.vn">[http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Thoi-bao-Hoan-Cau-noi-gi-ve-vu-xam-luoc-tham-sat-Gac-Ma-ngay-1431988-post184498.gd Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988?]</ref>
 
===Tương quan lực lượng===
Dòng 208:
Theo phía Việt Nam, hạ sĩ [[Nguyễn Văn Lanh]] bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy [[Trần Văn Phương]] bị bắn tử thương, theo báo Việt Nam trước khi chết ông đã hô: ''"Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân"''.<ref>"Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam 1955-2005", Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, 2005.</ref>
 
Các tường trình phía [[Trung Quốc]] nói rằng một lính Việt Nam đã nổ súng và làm bị thương một lính Trung Quốc, sau đó họ rút lui khi các tàu Việt Nam khai hỏa bằng súng máy<ref name="giaoduc.net.vn"/>. Cụ thể, trong trận xô xát giữa hai bên, Yang Zhiliang, phó chỉ huy của tàu 502, đã bị đạn bắn trúng cánh tay trái vào lúc 8:47, những người lính của hai bên nổ súng vào nhau<ref>[http://news.ifeng.com/a/20160206/47379441_0.shtml 中越海战功臣杨志亮28年后重登赤瓜礁(图)]</ref>. Khẩu súng máy trên tàu 604 của [[Việt Nam]] cũng bắn về phía rạn san hô, lúc 8:48, Hải quân Trung Quốc trên tàu 502 cũng bắn lại. Tài liệu CIA đề ngày 08/08/1988 miêu tả cuộc đụng độ giữa [[Trung Quốc]] và [[Việt Nam]] như sau: ''"Hai bên nổ súng qua lại, phía Việt Nam bắn vào binh lính Trung Quốc, làm bị thương một người. Sau đó, một chiếc tàu vận tải của [[Việt Nam]] - được trang bị súng máy - nã đạn vào một trong những tàu khu trục nhỏ của [[Trung Quốc]] ngoài khơi.”''
 
Do [[Hải quân Việt Nam]] không chịu rút khỏi đá, tốp lính Trung Quốc trên đảo rút về tàu rồi dùng hai chiến hạm bắn pháo vào tàu HQ-604. Tàu Trung Quốc đồng thời nhả đạn, hỏa lực gồm đủ loại từ trọng liên 12,7mm, pháo 37mm cho tới pháo 76,2mm, pháo 100mm, có cả dàn ống phóng rocket 12 nòng bắn vào tàu HQ-604 và lính Việt Nam trên đảo. Sau loạt đạn, gần như toàn bộ lính Việt Nam trên đảo không được trang bị vũ khí bị tiêu diệt. Sau đó, tàu Trung Quốc quay sang bắn cả tàu [[HQ-505]] bên [[đảo Cô Lin]] và HQ-605 bên đảo [[Len Đao]].
Dòng 216:
Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo cho đến khi tàu HQ-604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Lữ đoàn phó [[Trần Đức Thông]], thuyền trưởng [[Vũ Phi Trừ]] cùng một số thủy thủ trên tàu đã hi sinh cùng tàu HQ-604 ở khu vực [[đá Gạc Ma]].
 
Khi trời sáng rõ quân Trung Quốc mới rút khỏi [[đá Gạc Ma]]. Lúc này Trung sĩ [[Lê Hữu Thảo]] và một số người còn lành lặn bơi ngược lại đảo tìm xác đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương. Chiếc xuồng vận tải bị đạn bắn thủng nên Trung sĩ Thảo phải xé áo nhét lại để chèo chở thi thể Trung úy Phương và thương binh Lanh về hướng tàu [[HQ-505]]. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ-505 đến nơi đưa các chiến sĩ về tàu. Khi tàu về đến [[đảo Sinh Tồn]], Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và đã qua khỏi. Đến trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma nhưng tàu Trung Quốc đã đi khỏi.<ref>[http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ky-uc-ve-tran-chien-gac-ma-nam-1988-2436566.html Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988]</ref>.
 
===Đá Cô Lin===
Dòng 253:
Từ ngày 1/3 - 20/4/1988, Trung đoàn không quân 918 thực hiện 10 chuyến bay ra Trường Sa quan sát chụp ảnh, thông báo tình hình đối phương trên biển về Sở chỉ huy. Ngay sau trận chiến ở [[đá Gạc Ma|đảo Gạc Ma]], ngày 14-15-16/3/1988, máy bay [[An-26]] của Không quân Việt Nam đã bay ra [[đá Cô Lin|Cô Lin]], [[Len Đao]] trinh sát trận địa nhưng Trung Quốc cũng điều máy bay ngăn chặn.
 
Ngày 30/3/1988, Việt Nam quyết định tăng cường bay huấn luyện trên biển xa cho phi đội [[Su-22]]M nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Ngày 24/4, 3 chiếc Su-22M được điều từ [[Thọ Xuân]] (Thanh Hóa) vào [[Phan Rang]]. Cuối tháng 6, có thêm 10 chiếc Su-22M nữa vào Phan Rang. Từ Phan Rang bay ra Trường Sa là gần 600&nbsp;km. Thời điểm đó, phương tiện dẫn đường của Việt Nam chỉ có bán kính 300&nbsp;km nên sau đó phi công phải tự bay 300&nbsp;km nữa mà không có dẫn đường. Giữa biển cả, việc xác định vị trí là cực kỳ khó khăn, không có địa tiêu nào để phi công dựa vào phán đoán tọa độ, thời tiết lại hay thay đổi đột ngột. Các đơn vị [[Su-22]]M phải khắc phục rất nhiều khó khăn và cả nguy hiểm để huấn luyện cấp tốc việc bay ra đảo Trường Sa.<ref>[http://anninhthudo.vn/quan-su/tiem-kich-bom-su22m-xuat-kich-vuon-toi-gac-ma-truong-sa-1988/666396.antd Tiêm kích bom Su-22M xuất kích vươn tới Gạc Ma, Trường Sa 1988]</ref>
 
Một tháng sau sự kiện ngày [[14 tháng 3]], con tàu không số của Lữ đoàn 125 chở theo 35 lính công binh và 7 lính hải quân của đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83) do Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chỉ huy quay lại [[quần đảo Trường Sa]]. Vũ khí chỉ có súng DKZ, B40, AK, lựu đạn mỏ vịt, mìn chống tăng... Điều đặc biệt nhất là mỗi chiến sĩ đều được phát sẵn một ''bao tử thi'' để chuẩn bị sẵn cho mình nếu hi sinh.<ref>{{Chú thích web|url=http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20160319/biet-doi-cam-tu-do-bo-len-dao/1069672.html|tiêu đề=Biệt đội cảm tử đổ bộ Len Đao}}</ref> Từ 2h sáng, Hải quân Việt Nam bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi tiếp cận [[Len Đao]] và [[Gạc Ma]]. Tuy nhiên lính Việt Nam chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao. Tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo nên các chiến sĩ không tiếp cận được.