Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mãnh Lạp, Kim Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 19:
Như thế châu Quảng Lăng (tên châu Trung Quốc) đã mất về Trung Quốc khoảng những năm [[1684]] niên hiệu [[Lê Hy Tông|Chính Hòa]] nhà Lê, và [[Khang Hy]] nhà Thanh. Các phố người Hoaː Hồ Quảng, Quảng Tây và Khai Hóa thời thế kỷ 18, nay là thôn Quảng Đông (广东村) tiếp giáp với hương Đồng Xưởng liền kề cùng thuộc huyện Kim Bình.
 
Trong tất cả các vùng lãnh thổ thuộc xứ [[Hưng Hóa (tỉnh)|Hưng Hóa]] Việt Nam bị mất về [[nhà Thanh]] Trung Quốc, thì vùng đất Mường La (Quảng Lăng) sau này là '''Mãnh Lạp trấn''', [[Kim Thủy Hà trấn]] của huyện Kim Bình là ít được sách sử Việt Nam đề cập tới nhất. Đề cập tới sớm nhất và duy nhất đến vùng đất đã mất này là [[Lê Quý Đôn]], nhà bác học thời [[Lê Trung hưng]] đương đại, trong cuốn ''Kiến văn tiểu lục''. Còn các sử gia triều [[nhà Nguyễn]] (như cuốn ''Hưng Hóa lục'' của quan hiệp trấn họ Trần viết năm 1814, cuốn ''[[Lịch triều hiến chương loại chí]]'' của [[Phan Huy Chú]], cuốn ''Đại Việt địa dư toàn biên'' của [[Nguyễn Văn Siêu]]) chỉ đề cập tới 6 vùng lãnh thổ thuộc Hưng Hóa bị mất về Trung Quốc cũng không biết rõ thời điểm mất khi nào, đó là 6 châu: Lễ Tuyền, Hợp phì, Tung Lăng, Tuy Phụ, Hoàng Nham, Khiêm châu, trong tổng số 10 châu (được cho là giới hạn tối đa) của phủ An Tây nhà Lê sơ. Trong ''Hưng Hóa kỷ lược'', [[Phạm Thận Duật]] có biện luận một đoạn khá dài về điều tồn nghiː 6 hay 7 châu của xứ Hưng Hóa bị mất về nhà Thanh thời Lê Trung hưng. Một phần tồn nghi được Phạm Thận Duật viết như sauː "''... Xét sách [[Hoàng Việt địa dư chí]] chép rằngː 7 châu Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Tuy Phụ Hợp Phì, Lai, Khiêm bị lấn ép nội phụ Trung Quốc. Sách Thoát thực ký văn của [[Trương Quốc Dụng]] chép rằngː trong năm Cảnh Hưng, bỏ mất 7 châuː Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Hợp Phì, Tuy Phụ, Lai, Khiêm. Lại chépː cuối đời Lê, 6 châu Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Hợp Phì, Khiêm, do áp lực buộc phải theo về Vân Nam. Khi nói 6 châu, khi nói 7 châu, thật là bất nhất. Có lẽ đời truyền rằngː châu Lai bị lấn nhập vào Trung Quốc đã lâu. Từ khi về triều ta, châu Lai hiện tại vẫn đóng góp nộp thuế, không biết châu ấy bị sáp nhập vào Trung Quốc lúc nào, và lúc nào trở về với nước ta. ,...''"<ref>Hưng Hóa kỷ lược, Phạm Thận Duật toàn tập, trang 127.</ref>. [[Đào Duy Anh]] trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời cũng chỉ đề cập tới như sauː "''Phủ An Tây. Thời Lê sơ là châu Phục Lễ; đời Quang Thuận đổi làm phủ An Tây; đời
Cảnh Hưng mất sáu châu vào phủ Khai Hóa tỉnh Vân Nam nước Thanh; chỉ còn bốn châu Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Lai và Luân.''"<ref>Đất nước Việt Nam qua các đời, Trấn Hưng Hóa, Đào Duy Anh, trang 127.</ref>