Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 28:
 
==Bố trí kiểm soát Trường Sa của các nước==
* [[Việt Nam]] giữ ba đảo: [[Trường Sa Lớn|Trường Sa]] (''Spratly'', diện tích 0,15&nbsp;km²), [[Nam Yết]] (''Namyit'') và [[Sinh Tồn]] (''Sin Cowe''). Ngoài ba đảo, Việt Nam còn chiếm ba [[cồn (đảo)|cồn cát]] là [[An Bang]] (''Amboyna''), [[Song Tử Tây]] (''Southwest'') và [[Sơn Ca (đảo)|Sơn Ca]] (''Sand Cay'') cùng mười lăm [[ám tiêu|đá]] san hô. Tổng cộng 21 đơn vị (số liệu đầu thập niên [[1990]]), nằm ở phía Tây và trung tâm quần đảo. Giai đoạn 1990-2008, Việt Nam mở rộng khu kiểm soát lên 30 đơn vị, giai đoạn 2008-2014 thì mở rộng tiếp thêm 18 đơn vị nữa. Theo báo cáo của chính phủ Mỹ, đến năm [[2015]], Việt Nam đã mở rộng khu vực kiểm soát lên 48 đơn vị, cao gấp đôi so với 25 năm trước.<ref name=dip />.
* [[Philippines]] chiếm năm đảo: [[Bình Nguyên (đảo)|Bình Nguyên]] (''Flat''), [[Vĩnh Viễn (đảo)|Vĩnh Viễn]] (''Nanshan''), [[Bến Lạc]] (''West York''), [[Loại Ta]] (''Loaita'') và [[Thị Tứ]] (''Thitu''). Ngoài năm đảo, Philippines còn chiếm 3 cồn, đá nổi và đá chìm, tổng cộng 8 đơn vị.<ref name=dip>[http://thediplomat.com/2015/06/who-is-the-biggest-aggressor-in-the-south-china-sea/]</ref>.
* [[Đài Loan]] chiếm đảo [[Ba Bình]] (''Itu Aba'').
* [[Malaysia]] chiếm giữ 1 đảo và 4 đá, và tuyên bố chủ quyền với một số đảo khác ở phía Đông.
Dòng 35:
* Trung Quốc chiếm hai [[ám tiêu|đá]] là [[đá Chữ Thập]] (''Fiery Cross'') và [[Ga Ven|đá Ga Ven]] (''Gaven''), cùng sáu đá chìm, tổng cộng 8 đơn vị ở phía bắc quần đảo.
 
Từ 1956 - 1975, [[quần đảo Trường Sa]] thuộc sự quản lý của [[Việt Nam Cộng hòa]] sau khi tiếp thu từ [[Pháp]] quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa. Năm [[1963]], Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa tàu ra dựng bia ở một số đảo, nhưng sau đó rút đi và không đồn trú lâu dài. Năm [[1970]], Philippines đã tổ chức chiếm giữ [[Song Tử Đông|đảo Song Tử Đông]], [[Thị Tứ (đảo)|đảo Thị Tứ]], [[Loại Ta|đảo Loại Ta]] và 4 đảo nữa. Theo như Đại tá về hưu hải quân Philippines [[Domingo Tucay Jr]] kể lại thì các đảo, bãi khi đó hoàn toàn hoang vắng, Philippines chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo [[Song Tử Tây]], họ mới thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng ở đây. Quân Phillipines báo về sởSở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc quân Việt Nam Cộng hòa. Lính [[Việt Nam Cộng hòa]] ở đảo Song Tử Tây cũng để yên cho quân Philippines hành động. Sau chiến dịch, Philippines chiếm được 6 đảo nổi và bãi đá mà không cần phải nổ súng, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở [[quần đảo Trường Sa]]. Philippines giữ các đảo và bãi này từ đó đến nay.
 
Sau vụ chiếm đóng, chính phủ [[Việt Nam Cộng hòa]] cũng không hề lên tiếng gì về vụ chiếm đóng đó. Theo như lời Tucay kể lại, nhiều tháng sau khi [[Philippines]] chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết vụ việc này.<ref>[http://news.abs-cbn.com/global-filipino/07/11/11/secret-mission-1970-put-ph-troops-spratlys]</ref><ref>[http://www.manilamaildc.net/navy-officer-tells-how-the-philippines-claimed-spratly-islets.html]</ref>.
 
Năm 1956, Đài Loan điều tàu đến [[Ba Bình|đảo Ba Bình]] (đây là đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa) khi đó thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] đã không có hành động gì để phản đối. Nhân dịp lễ Song Thập 10/10 của [[Đài Loan|Trung Hoa Dân quốc]] (tức Đài Loan), Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]] đã ra lệnh cho quân rút khỏi đảo Ba Bình, [[Đài Loan]] giành quyền kiểm soát hòn đảo mà không cần phải nổ súng. Thời điểm quân đội Đài Loan thực sự chiếm đảo Ba Bình chưa rõ ràng, bởi có rất nhiều thông tin khác nhau về thời điểm Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình vào năm [[1956]] (ngày 20 tháng 5, tháng 7, tháng 9 hoặc tháng 10<ref>{{chú thích báo |title=Đài Loan thừa gió bẻ măng, chiếm đảo Ba Bình |author=Nguyễn, Nhã |url=http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/241450/Dai-Loan-thua-gio-be-mang-chiem-dao-Ba-Binh.html |publisher=Tuổi trẻ online |date=2008/1/31 |accessdate=2012-11-24}}</ref>). Ngày nay, đảo Ba Bình được Đài Loan biến thành một "pháo đài" với nhiều công sự phòng thủ kiên cố và có một [[đường băng]] cho phép [[máy bay vận tải]] [[Lockheed C-130 Hercules|C-130 Hercules]] lên xuống.
 
Một điểm đặc biệt là sự phối hợp lẫn nhau của [[Đài Loan]] (tức Trung Hoa Dân quốc) và [[Trung Quốc]] (tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) trong việc tuyên bố chủ quyền và mở rộng kiểm soát tại quần đảo. Dù cả Đài Loan và Trung Quốc đều không công nhận nhau là chính phủ hợp pháp của [[Trung Quốc|Trung Hoa]], song cả hai đều có chung lập trường rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của người Trung Quốc. Tháng 3 năm [[1988]], khi Trung Quốc xung đột với Việt Nam, quân Đài Loan trên [[Ba Bình|đảo Ba Bình]] đã tiếp tế lương thực và nước uống cho [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa|quân Trung Quốc]].<ref>{{harvnb|Roy|1998|p=185}}</ref> Bộ trưởng [[Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc|Bộ Quốc phòng Đài Loan]] là [[Trịnh Vi Nguyên]] ([[:zh:鄭為元|鄭為元]]) đã công khai tuyên bố ''"Nếu chiến tranh nổ ra, quân đội Quốc gia (tức Đài Loan) sẽ giúp quân đội của Đảng Cộng sản kháng chiến"''.<ref name="dbb">{{Chú thích web |url=http://big5.cri.cn/gate/big5/gb.cri.cn/2201/2006/01/19/1745@867792_2.htm |tiêu đề=太平島背後的關鍵問題 |nhà xuất bản=世界新聞報 |ngày tháng=2006/1/19 |ngày truy cập=2012-10-24 |ngôn ngữ=tiếng Trung}} Lưu trữ bởi WebCite® tại [http://www.webcitation.org/6BiT655Sr đây].</ref> Đến tháng 2/1995, khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát [[vành Khăn|đá Vành Khăn]] từ [[Philippines]] thì Đài Loan cũng phối hợp giành quyền kiểm soát [[Bàn Than|bãi Bàn Than]] vào tháng 3. Ngoài ra, quân Trung Quốc đóng tại Trường Sa còn nhận được nước ngọt từ quân Đài Loan đồn trú trên đảo Ba Bình.<ref>{{harvnb|Valencia|Van Dyke|Ludwig|1999|pp=29-30}}</ref>
 
Tháng 6 năm 2012, sau khi huy động một số lượng lớn tàu hải giám, Trung Quốc đã xua đuổi và chiếm thành công [[bãi cạn Scarborough]] từ tay hải quân [[Philippines]].<ref>[http://www.philstar.com/headlines/2016/03/02/1558682/china-takes-philippine-atoll]</ref>.
 
Năm 1975, trong [[Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông]], [[Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam|Hải quân Nhân dân Việt Nam]] nhanh chóng giành quyền kiểm soát tất cả các đảo mà quân [[Việt Nam Cộng hòa]] đang giữ. Tuy nhiên, một số đảo ở phía đông đã rơi vào tay [[Đài Loan]], [[Philippines]] và [[Malaysia]] từ trước như đã nêu ở trên.
 
Tháng 9 năm [[1975]], Bộ Quốc phòng Việt Nam đã điều động Trung đoàn Bộ binh 46 (Sư đoàn 325) chuyển thuộc Quân chủng Hải quân, điều Trung đoàn Hải quân Đánh bộ 126 đến vùng đảo và thành lập Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 126 gồm hai trung đoàn (sau này được bổ sung thêm Trung đoàn 83 - Quân khu 5) để phòng thủ quần đảo quan trọng này:
Dòng 51:
*Năm [[1978]], Việt Nam đóng giữ thêm 4 đảo nổi: [[An Bang]] (10/3/1978), [[Sinh Tồn Đông]] (15/3/1978), [[Phan Vinh (đảo)|Phan Vinh]] (30/3/1978), [[Trường Sa Đông]] (4/4/1978).
*Sau đó, Việt Nam tiếp tục đóng giữ [[bãi Thuyền Chài|đảo chìm Thuyền Chài]] (5/3/1987), [[đá Tây]] (2/12/1987), [[Tiên Nữ]] (25/1/1988), [[đá Lát]] (5/2/1988), [[đá Đông]] (19/2/1988), [[đá Lớn]] (20/2/1988), [[Tốc Tan]] (27/2/1988), [[Núi Le]] (28/2/1988).
*Ngày 14/3/1988, Việt Nam đóng giữ thêm [[Len Đao|đá Len Đao]] và [[Cô Lin|đá Cô Lin]]. Ngày 15/3/1988, đóng giữ đảo chìm [[Đá Núi Thị|Núi Thị]], ngày 16/3 đóng giữ đảo [[Đá Nam]]. Tổng cộng trong năm [[1988]], Việt Nam đóng giữ thêm 11 đảo chìm. Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực mỏ dầu DK1 ở [[thềm lục địa]] phía Nam.
 
Đến cuối [[thập niên 1980]], [[Việt Nam]] đã kiểm soát 21 đảo, cồn và rạn san hô. Từ [[1990]] đến [[2008]], Việt Nam kiểm soát thêm 10 điểm, từ [[2008]] đến [[2014]] thì kiểm soát thêm 18 điểm tại quần đảo. Theo báo cáo của chính phủ Mỹ, đến năm [[2015]], Việt Nam đã mở rộng khu vực kiểm soát lên 48 đảo, cồn và rạn san hô.<ref name=dip /> Nhóm đảo này được gộp vào thành một huyện [[Trường Sa, Khánh Hòa|Trường Sa]] thuộc tỉnh [[Khánh Hòa]].