Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 224:
 
===Đá Len Đao===
Tàu vận tải HQ-605 hành quân đến đá Len Đao khoảng 5h sáng ngày 14/3/1988. Ngay khi vừa thả neo định vị tàu, thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn ra lệnh cho một tổ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ cắm cờ chủ quyền trên đảo chìm này.<ref name = "zing">[https://news.zing.vn/san-sang-khoac-lai-ao-linh-nam-xua-post520751.html Sẵn sàng khoác lại áo lính năm xưa]</ref> Tổ gồm Trung úy [[Phan Hữu Doan]], thuyền phó làm Tổ trưởng và các chiến sĩ Trần Quang Ngọc, Vũ Văn Nga, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Văn Thưởng. Xuồng được thả xuống, tổ cắm cờ theo xuồng để lên [[Len Đao|đá Len Đao]]. Tại đây cả tổ đã nhổ và vứt cờ [[Trung Quốc]] cắm phi pháp trước đó, thay thế bằng cờ {{VIE}}, cắm 2 lá cờ Tổ quốc trên 2 đầu bãi để khẳng định chủ quyền. Sau khi cắm xong, thuyền phó Phan Hữu Doan lên tàu, Chính trị viên tàu Khổng Ngọc Quang lên đá chỉ huy tổ giữ cờ.<ref name="thanhnien">[https://m.thanhnien.vn/thoi-su/gac-ma-khong-the-nao-quen-941541.html Gạc Ma không thể nào quên]</ref><ref name="thanhnien2">[https://m.thanhnien.vn/thoi-su/nhung-nguoi-giu-len-dao-966237.html Những người giữ Len Đao]</ref>
 
Khoảng 20 phút sau khi tổ chiến đấu của HQ-605 cắm cờ chủ quyền trên bãi, tàu hộ vệ tên lửa 502 của [[Trung Quốc]] áp sát với khoảng cách 500 - 700m, chĩa pháo sang uy hiếp.<ref name="thanhnien2" /> Chiến hạm Trung Quốc phát loa đe dọa buộc tàu [[Việt Nam]] phải rời khỏi vùng biển. Tàu HQ-605 cũng phát loa đáp lại: "Đây là chủ quyền của [[Việt Nam]], yêu cầu tàu Trung Quốc rút lui ngay". Mới chỉ qua lại vài câu, lập tức tàu Trung Quốc chĩa thẳng tất cả giàn hỏa lực vào tàu Việt Nam. Trước sự đe dọa cực kỳ nguy hiểm và bất tương xứng này, thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn vẫn bình tĩnh, yêu cầu các chiến sĩ giữ vững vị trí. Sau khi đe dọa không thành công, chiến hạm Trung Quốc lùi dần ra xa khỏi tầm súng bộ binh của tàu HQ-605 và chuẩn bị tác chiến. Ngay lúc đó, các tàu chiến Trung Quốc sau khi bắn chìm tàu HQ-604 ở [[đá Gạc Ma]] lại kéo sang cùng tấn công tàu HQ-605.<ref name = "zing" />
 
Thuyền trưởng [[Lê Lệnh Sơn]] nhìn qua ống nhòm thấy tàu HQ-604 bốc cháy rồi chìm dần, còn tàu HQ-505 ủi lên bãi cạn [[Cô Lin]]. Đến 7 giờ 50, thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn ra lệnh chuẩn bị lao lên bãi [[Len Đao]] vì biết sẽ khó tránh chiến sự tiếp theo. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm quyết định đó, máy tàu lại trục trặc vì đây là con tàu rất cũ kỹ. Các sĩ quan và chiến sĩ phòng máy [[Uông Xuân Thọ]], Trần Văn Sáu, Hoàng Văn Nam lao xuống cố gắng sửa chữa. HQ-605 là tàu nhỏ, trọng tải 400 tấn, cao 13m, dài 49,5m, chuyên chở hàng hóa với quân số chỉ có 18 người, trang bị thô sơ gồm súng AK, B40.<ref name = "zing" /><ref name="thanhnien" />
 
Thấy HQ-605 nổ máy, tàu hộ vệ tên lửa 556 của Trung Quốc điên cuồng bắn phá tàu [[Việt Nam]].<ref name="thanhnien2" /> Loạt đạn đầu tiên nhằm vào đài lái (phòng chỉ huy) khiến Trung sĩ báo vụ [[Bùi Duy Hiển]] hy sinh ngay tại chỗ; thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn bị phỏng ở mặt và mảnh đạn găm sâu ở chân; bị thương nặng nhất là thuyền phó Phan Hữu Doan, do ở gần vị trí pháo nổ làm cháy phỏng toàn thân và cả mảnh đạn găm sâu vào mặt nhưng vẫn cố gắng giữ vững vị trí chiến đấu. Thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn ra lệnh chặt neo, ủi tàu lên bãi [[Len Đao]] nhưng đạn pháo Trung Quốc đã nhằm trúng khoang máy khiến máy trưởng Uông Xuân Thọ, chiến sĩ cơ điện Trần Văn Sáu bị thương nặng, gãy chân. Đạn pháo phía quân [[Trung Quốc]] vẫn bắn như mưa theo kiểu cố sát.<ref name="thanhnien" /><ref name = "zing" /> Tàu HQ-605 bị liệt máy, bất khiển dụng, bốc cháy dữ dội. Thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn hiểu rằng nếu trụ lại cùng con tàu thì tất cả sẽ hi sinh và chủ quyền đảo Len Đao cũng khó giữ được., Ôngông buộc phải ra lệnh mọi người rời tàu, bơi vào bãi [[Len Đao]].<ref name = "zing" /><ref name="thanhnien2" />
 
Khi xuống biển kiểm tra quân số mới thấy thiếu Bùi Duy Hiển, quay trở lại leo lên tìm nhưng tàu cháy dữ dội, thêm đạn pháo [[Trung Quốc]] bắn như mưa nên phải rời khỏi tàu. Suốt 4 tiếng đồng hồ trên biển, chiếc xuồng của tổ bảo vệ cờ trên đá Len Đao mới vớt được hết mọi người.<ref name="thanhnien" /> Các chiến sĩ hải quân Việt Nam dìu nhau lênh đênh trên bè, quyết tâm trụ lại với Len Đao, thề nếu hi sinh thì lấy xương máu mình làm bằng chứng chủ quyền cho Tổ quốc. Thuyền phó [[Phan Hữu Doan]] trụ được trên biển với đồng đội vài giờ thì hi sinh vì vết thương quá nặng.<ref name = "zing" />
 
8 giờ 20 phút ngày [[14 tháng 3]], Hải quân Trung Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu HQ-605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày [[15 tháng 3]], thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo [[Sinh Tồn]].
 
Thượng úy Nguyễn Văn Chương và Trung úy Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên [[đá Cô Lin]]). Thi hài các chiến sĩ [[Trần Văn Phương]], [[Nguyễn Văn Tư]], cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức một tay bám thành xuồng một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến [[đá Cô Lin]].
 
===Chiến dịch CQ-88, Việt Nam giành lại Len Đao===