Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 237:
 
===Chiến dịch CQ-88, Việt Nam giành lại Len Đao===
Sau trận đánh, [[Việt Nam]] lên kế hoạch giành lại các đảo với tên gọi chiến dịch là '''[[Chiến dịch CQ-88|CQ-88]]''' (Chủ quyền-88). Trong chiến dịch, chủ trương của Việt Nam là chỉ sử dụng các lực lượng vận tải và công binh để thực hiện đóng quân bảo vệ chủ quyền, không gây xung đột quá mức để [[Trung Quốc]] tạo cớ đánh chiếm toàn bộ quần đảo bởi khi đó lực lượng của Việt Nam trên quần đảo vẫn còn rất mỏng, khó có thể chống đỡ nếu Trung Quốc huy động toàn bộ [[Hạm đội Nam Hải]] đến tham chiến.
 
Ngày 15/3/1988, chỉ một ngày sau trận đánh, Việt Nam cho quân đóng giữ [[Đá Núi Thị]], một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo [[Nam Yết]]. Ngày 16/3, Việt Nam tiếp tục cho quân đóng giữ đảo [[Đá Nam]].
 
Từ ngày 1/3 - 20/4/1988, Trung đoàn không quân 918 thực hiện 10 chuyến bay ra Trường Sa quan sát chụp ảnh, thông báo tình hình đối phương trên biển về Sở chỉ huy. Ngay sau trận chiến ở [[đá Gạc Ma|đảo Gạc Ma]], các ngày 14-15-16/3/1988, máy bay [[Antonov An-26|An-26]] của Không quân Việt Nam đã bay ra [[đá Cô Lin|Cô Lin]], [[Len Đao]] trinh sát trận địa nhưng Trung Quốc cũng điều máy bay ngăn chặn.
 
Ngày 30/3/1988, Việt Nam quyết định tăng cường bay huấn luyện trên biển xa cho phi đội [[Sukhoi Su-2217|Su-22M]]M nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Ngày 24/ tháng 4, 3 chiếc Su-22M được điều từ [[Thọ Xuân]] (Thanh Hóa) vào [[Phan Rang]]. Cuối tháng 6, có thêm 10 chiếc Su-22M nữa vào Phan Rang. Từ Phan Rang bay ra Trường Sa là gần 600&nbsp;km. Thời điểm đó, phương tiện dẫn đường của [[Việt Nam]] chỉ có bán kính 300&nbsp;km nên sau đó phi công phải tự bay 300&nbsp;km nữa mà không có dẫn đường. Giữa biển cả, việc xác định vị trí là cực kỳ khó khăn, không có địa tiêu nào để phi công dựa vào phán đoán tọa độ, thời tiết lại hay thay đổi đột ngột. Các đơn vị [[Sukhoi Su-2217|Su-22M]]M phải khắc phục rất nhiều khó khăn và cả nguy hiểm để huấn luyện cấp tốc việc bay ra đảo Trường Sa.<ref>[http://anninhthudo.vn/quan-su/tiem-kich-bom-su22m-xuat-kich-vuon-toi-gac-ma-truong-sa-1988/666396.antd Tiêm kích bom Su-22M xuất kích vươn tới Gạc Ma, Trường Sa 1988]</ref>
 
Một tháng sau sự kiện ngày [[14 tháng 3]], con tàu không số của Lữ đoàn 125 chở theo 35 lính công binh và 7 lính hải quân của đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83) do Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chỉ huy quay lại [[quần đảo Trường Sa]]. Vũ khí chỉ có súng DKZ, [[B40]], [[Súng trường tự động Kalashnikov|AK]], lựu đạn mỏ vịt, mìn chống tăng... Điều đặc biệt nhất là mỗi chiến sĩ đều được phát sẵn một ''bao tử thi'' để chuẩn bị sẵn cho mình nếu hi sinh.<ref>{{Chú thích web|url=http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20160319/biet-doi-cam-tu-do-bo-len-dao/1069672.html|tiêu đề=Biệt đội cảm tử đổ bộ Len Đao}}</ref> Từ 2h sáng, Hải quân Việt Nam bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi tiếp cận [[Len Đao]] và [[Gạc Ma]]. Tuy nhiên lính Việt Nam chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao. Tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo nên các chiến sĩ không tiếp cận được.
 
Buổi sáng, phát hiện [[Việt Nam]] cắm cờ ở Len Đao, Trung Quốc cho 7 tàu chiến và vô số xuồng nhỏ bao vây đảo. Trận chiến rất dễ xảy ra giống như 1 tháng trước, nhưng lúc này 7 máy bay chiến đấu [[Sukhoi Su-17|Su-22M]] của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo. Thấy máy bay chiến đấu của Việt Nam, ngay lập tức phía tàu Trung Quốc tản ra. Bộ đội Việt Nam tiếp tục xây dựng công sự và bảo vệ vững chắc [[Len Đao|đảo Len Đao]] cho đến ngày hôm nay.
 
Tổng cộng trong chiến dịch CQ-88, Việt Nam đóng giữ thêm 11 đảo chìm. Tháng 11/1988, [[Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam|Hải quân Việt Nam]] bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực [[Nhà giàn DK1|DK1]] ở thềm lục địa phía Nam.
 
==Kết quả==