Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 252:
 
==Kết quả==
Trong trận chiến ngày [[14 tháng 3]] năm [[1988]], phía Trung Quốc thống kê họ đã bắn tổng cộng 285 viên đạn pháo 100mm và 266 viên đạn pháo 37mm, chưa kể các cỡ đạn nhỏ hơn. Phía Việt Nam chỉ có tàu vận tải nên không có pháo để bắn trả, chỉ có thể bắn trả bằng các loại vũ khí cá nhân như [[Súng trường tự động Kalashnikov|AK-47]] và [[Súng chống tăng B41|RPG-7]].
 
Thiệt hại của [[Việt Nam]] bao gồm 2 tàu bị bắn chìm, 1 tàu bị bắn hỏng được cho ủi bãi. 3 người hi sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này [[Trung Quốc]] đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã hi sinh. Theo các báo của Việt Nam thì khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của [[Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế|Hội Chữ thập đỏ]] đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất về chiến tranh của luật pháp quốc tế.<ref>[http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/762796/ Tranh chấp Trường Sa - Hoàng Sa: Giải quyết cách nào? 7 tháng 1 năm 2008 (GMT+7)]</ref>.
 
Trong trận Hải chiến Trường Sa, Học viện Hải quân Việt Nam có hai học viên (Kiều Hồng Lập và Nguyễn Bá Cường) hi sinh trong lúc tham gia thực tập và chiến đấu trên tàu HQ-604, hiện nay vẫn còn lưu giữ hình ảnh tại nhà truyền thống của Học viện.
 
Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu [[HQ-505]], tàu Việt Nam nằm trên [[Cô Lin|đá Cô Lin]] và giữ được bãi đá ngầm này. Trung Quốc chiếm đá [[đá Gạc Ma]] từ ngày [[16 tháng 3]] năm [[1988]] và vẫn giữ cho đến nay.
 
Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại [[đá Gạc Ma|Gạc Ma]], hải quân Việt Nam đưa 35 công binh và 7 thủy binh cùng vật liệu xây dựng, một số vũ khí bí mật đổ bộ trong đêm lên đá [[Len Đao]] xây nhà đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản [[Gạc Ma]], trong ngày Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu [[Sukhoi Su-17|Sukhoi Su-22M]] từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc tản ra; đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá.
 
Ngày [[7 tháng 5]] năm [[1988]], tại [[quần đảo Trường Sa]], Đại tướng [[Lê Đức Anh]] đã đọc lời thề:
:''"Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được [[quần đảo Trường Sa]] - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta"''.<ref>{{Chú thích web|tác giả 1=Nguyễn Đình Quân|tiêu đề=Trường Sa, những ngày không thể quên|url=http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/544989/Truong-Sa-nhung-ngay-khong-the-quen-tpp.html|nhà xuất bản=Báo Tiền Phong|ngày truy cập = ngày 24 tháng 12 năm 2012}}</ref>
 
Từ ngày 24-29/10/1988, Quân chủng Hải quân Việt Nam sử dụng một phần lực lượng không quân phía Nam tham gia đợt diễn tập chi viện quần đảo Trường Sa (mang tên ''CV-88'') trong tác chiến phòng thủ. Địa điểm diễn tập là căn cứ [[Phan Rang]], [[Cam Ranh]] và vùng biển hai tỉnh Phú Khánh – Thuận Hải. Lực lượng tham gia có: phi đội cường kích [[Sukhoi Su-2217|Su-22M]]M (Trung đoàn 923), 2 trực thăng [[Mil Mi-8|Mi-8]] (Trung đoàn 917), 2 vận tải cơ [[Antonov An-26|An-26]] (Trung đoàn 918). Phi đội Su-22M luyện tập phương án tấn công tiêu diệt và ngăn chặn đội hình tàu hải quân đối phương trên biển, chi viện yểm hộ cho tàu hải quân phản công chiếm lại đảo; tiêm kích [[Mikoyan-Gurevich MiG-21|MiG-21]] hộ tống bảo vệ đội hình tàu hải quân và phi đội Su-22M; máy bay An-26 làm nhiệm vụ trinh sát, chụp ảnh, chuyển quân và Mi-8 tìm kiếm cứu nạn.<ref>{{Chú thích web | url = http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/kham-pha-suc-manh-cap-bai-trung-su-22-va-su-30-20150417144104827.htm | tiêu đề = Khám phá sức mạnh cặp bài trùng Su-22 và Su-30 | tác giả 1 = | ngày = 17 tháng 4 năm 2015 | ngày truy cập = 2 tháng 2 năm 2016 | nơi xuất bản = [[Người lao động (báo)|Người Lao động]] | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Trong năm [[1988]], Hải quân Việt Nam đưa quân ra đóng giữ tiếp 11 bãi đá ngầm khác. Ngày [[17 tháng 10]], Tổng Bí thư [[Nguyễn Văn Linh]] ký văn bản 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía nam (khu [[Nhà giàn DK1|DK1]]). Ngày [[5 tháng 7]] năm [[1989]], Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 180UT về việc xây dựng Cụm Dịch vụ Kinh tế - Khoa học - Kỹ thuật thuộc tỉnh [[Bà Rịa-Vũng Tàu]] (gọi tắt là [[Nhà giàn DK1|DK1]]), xác định lại chủ quyền [[Việt Nam]] đối với khu vực thềm lục địa này. Từ tháng 6 năm [[1989]], Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: [[bãi Tư Chính|Tư Chính]], [[DK1Bãi Phúc Nguyên|Phúc Nguyên]], [[DK1Bãi Phúc Tần|Phúc Tần]], [[DK1Bãi Huyền Trân|Huyền Trân]], [[DK1Bãi Quế Đường|Quế DươngĐường]], [[DK1Đá Ba Kè|Ba Kè]].<ref name="Lịch sử cục tác chiến">''Lịch sử cục tác chiến'', Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, 2005. Chương III - GIAI ĐOẠN BA (từ tháng 3 năm 1979 đến 1989).</ref>
 
==Giải thích của phía Trung Quốc==