Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Trí Viễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Greatant (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “Giáo sư, nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn là một nhà khoa học xã hội hàng đầu Việt Nam, ông đã được Nhà nước tặng [[giải thư…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 14:12, ngày 20 tháng 2 năm 2012

Giáo sư, nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn là một nhà khoa học xã hội hàng đầu Việt Nam, ông đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.

Tiểu sử

Lê Trí Viễn sinh năm Mậu Ngọ (1918) tại xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Học tiểu học ở trường Mỹ Hòa (Đại Lộc). Năm 1932, học ở Quốc học Huế, cùng lớp với Bửu Tiến, Cù Huy Cận; đỗ thành chung năm 1936. Năm 1937, học lớp sư phạm đặc biệt tại Huế, về Quảng Nam dạy ở các trường tiểu học Bảo An (Điện Bàn) ở Tiên Phước, Duy Xuyên. Ông tự học, đỗ tú tài Triết (1945).


Sau Cách mạng Tháng 8-1945, dạy ở Trung học Khải Định Huế. Năm 1947, công tác ở Ty Tuyên truyền truyền Quảng Bình, dạy văn ở Trường Trung học Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh). Năm 1950 - 1952, dạy ở Trường Nguyễn Huệ (Quảng Ngãi).

Năm 1955, tập kết ra Bắc, làm Hiệu trưởng Trường Học sinh miền Nam (1956), công tác ở Ban Tu thư Bộ Giáo dục (1957). Năm 1958, giảng viên ở Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1960-1961, làm chuyên gia ở Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc). Năm 1963-1970, Chủ nhiệm Khoa Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Từ năm 1978, được chuyển vào làm công tác giảng dạy ở Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi nghỉ hưu.

Ông qua đời ngày 3 tháng 2 năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 94 tuổi.

Đóng góp chủ yếu của Lê Trí Viễn thuộc lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy. Tất cả có hơn 40 công trình. Ông vừa tinh tế vừa tài hoa trong bình giảng, vừa sâu sắc, kỹ lưỡng trong các công trình văn học sử. Phần chuyên sâu nhất của ông là văn học cổ điển Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1968). Năm 1980, được Nhà nước phong hàm Giáo sư . Năm 1998, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm công trình "Nghiên cứu, phê bình văn học trung đại Việt Nam và ngữ văn Hán Nôm".

Các công trình nghiên cứu chính

Lịch sử văn học Việt Nam (in chung thời kháng chiến chống Pháp ở khu V, 1950); Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng (1981); Quy luật hiện đại hóa văn học Việt Nam (1982); Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam (1987); Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam (1999); Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương. Đồng tác giả bộ Lịch sử văn học Việt Nam gồm 4 tập của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, do Nguyễn Lương Ngọc chủ biên, Lê Trí Viễn thư ký khoa học của công trình. Bộ Lê Trí Viễn toàn tập gồm 7 cuốn với gần 6.000 trang khổ lớn (Nxb. Giáo dục, 2006) là tập đại thành gần 70 năm miệt mài làm công tác nghiên cứu và giảng dạy từ bậc tiểu học đến trung học, đại học và trên đại học của ông.