Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa hậu Thế giới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 35:
Năm 2002, cuộc thi Hoa hậu Thế giới được tổ chức tại [[Abuja]], thủ đô của [[Nigeria]], đất nước của người đẹp vừa đăng quang năm trước Agbani Darego. Tại Nigeria, cuộc thi đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì Nigeria là một quốc gia theo [[hồi giáo|đạo Hồi]]. Những cuộc bạo động đã nổ ra để phản đối cuộc thi Hoa hậu Thế giới khiến hàng trăm người chết và bị thương. Cuộc thi đã phải chuyển sang Anh. Đây được coi là sự cố đáng tiếc nhất trong lịch sử cuộc thi Hoa hậu Thế giới.<ref>[http://www.democracynow.org/2002/11/27/miss_world_2002_will_be_the Miss World Riots in Nigeria]</ref><ref>[http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/2116540.stm Nigerian woman fights stoning]</ref>
 
Năm 2013, ban tổ chức [[Miss World]] (cuộc thi hoa hậu quốc tế lớn nhất thế giới) đã hủy bỏ phần thi bikini trước sức ép của người dân Đạo hồi ở nước chủ nhà Indonesia. [[Hội đồng Hồi giáo Indonesia]], cho rằng màn trình diễn bikini cần phải bị hủy bỏ vì nó thúc đẩy ''"chủ nghĩa khoái lạc, [[chủ nghĩa thực dụng]], chủ nghĩa tiêu dùng,"'' và rằng ''"thi bikini chỉ là một cái cớ để khoe mẽ các bộ phận cơ thể của phụ nữ vốn cần phải kín đáo"''<ref>{{chú thích web|title=Miss World Beauty Pageant Bans Bikinis|url=http://www.huffingtonpost.co.uk/2013/06/10/miss-world-beauty-pageant_n_3415087.html|publisher=The Huffington Post|accessdate=ngày 14 tháng 6 năm 2013|date=ngày 10 tháng 6 năm 2013|quote=The bikini segment is one of the cornerstones of the Miss World Beauty Pageant but the 2013 event will not be featuring them. Out of respect to this year's Muslim host nation Indonesia, the 137 contestants at the event in Jakarta will be wearing the traditional long sarongs of Bali instead.}}</ref> Thay vào đó, các thí sinh sẽ trình diễn những bộ sarong đi biển do [[Indonesia]] sản xuất ở phần thi bikini.
 
Việc loại bỏ phần thi bikini ở [[Hoa hậu Thế giới 2013]] xảy ra nhiều tranh cãi khen chê, tuy nhiên nhiều người nhìn nhận ở góc độ khác, việc bỏ phần thi bikini sẽ mang đến cơ hội dự thi cho các cô gái nước Đạo hồi<ref>{{chú thích web | url = http://www.24h.com.vn/thoi-trang/hoa-hau-the-gioi-noi-loi-tam-biet-voi-bikini-c78a679569.html | tiêu đề = Hoa hậu Thế giới nói lời tạm biệt với bikini | author = 24h.com.vn | ngày = 17 tháng 12 năm 2014 | ngày truy cập = 26 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = 24h.com.vn | ngôn ngữ = }}</ref>. Năm 2014, cuộc thi [[Hoa hậu Thế giới 2014]] diễn ra tại [[Anh]] đã không còn phần trình diễn trang phục bikini trong đêm thi chung kết. Đồng thời, bà [[Julia Morley]] - chủ tịch cuộc thi Hoa hậu Thế giới thông báo phần thi bikini chính thức bị loại bỏ khỏi đấu trường nhan sắc lớn nhất thế giới này kể từ năm [[Hoa hậu Thế giới 2015|2015]]. Bà cho rằng phần thi bikini không còn cần thiết và muốn các thí sinh cạnh tranh nhau ở vẻ đẹp trí tuệ, cách ứng xử, lòng nhân ái... hơn là vẻ đẹp hình thể, và đó mới là phương châm ''"vẻ đẹp có mục đích"'' mà cuộc thi theo đuổi<ref>{{chú thích web | url = http://abcnews.go.com/Lifestyle/miss-world-pageant-puts-bikini-ban-future-competitions/story?id=27691720 | tiêu đề = Miss World Pageant Removing Swimsuit Round from Competition | author = | ngày = | ngày truy cập = 26 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = ABC News | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Bà [[Julia Morley]] thể hiện quan điểm rằng bà không muốn nhìn những cô gái diễu qua lại trên sân khấu trong những bộ áo tắm: ''“Nó không có tác dụng gì với phụ nữ và cũng không có bất cứ tác dụng nào với bất cứ ai trong chúng ta"''. Thay vào đó, Miss World sẽ tập trung vào trí tuệ, sự nhân hậu và tinh thần mạnh mẽ của các cô gái. Quyết định của bà Morley được đánh giá là bước đi tiên phong, tạo bước chuyển về bản chất của các cuộc thi sắc đẹp, để các thí sinh không còn bị đánh giá chỉ bởi vẻ bề ngoài cũng như phải hứng chịu những bình luận khiếm nhã về cơ thể họ.