Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Điền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
 
==Thân thế==
Sử sách viết ông là bạn đồng hương với [[Đinh Bộ Lĩnh]], tức xã Gia Phương, [[Gia Viễn]]. Theo thần phả đền thờ Đinh Điền ở [[Yên Mô]], [[Ninh Bình]] và theo cuốn "Những nhân vật lịch sử thời Đinh Lê"<ref>Bài: Ngoại giáp Đinh Điền trang 85 cuốn Những nhân vật lịch sử thời Đinh Lê, Trương Đình Tưởng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 2009</ref> thì cha ông là [[Đinh Thân]] quê Gia Phương, [[Gia Viễn]], mẹ là [[Dương Thị Liễu]] quê Khánh An, [[Yên Khánh]] đều thuộc tỉnh [[Ninh Bình]]. Thuyết khác nói quê mẹ Đinh Điền ở Yên Bạc, nay là xã Yên Phú, huyện [[Yên Mô]], tỉnh [[Ninh Bình]]. Khi mới sinh Đinh Điền có tên gọi là Đinh Trào. Điền là tên chữ của ông và quen được gọi bằng tên này.
 
Ông với [[Đinh Bộ Lĩnh]] cùng tuổi (sinh năm [[Giáp Thân]], 924) và là người cùng làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng. Khi còn là trẻ nhỏ, đi chăn trâu ở Thung Lau ([[động Hoa Lư]], [[Gia Viễn]]), Đinh Điền đã cùng lũ trẻ lấy hoa lau làm cờ, khoanh tay làm kiệu, suy tôn và rước [[Đinh Bộ Lĩnh]] làm chúa. Ân tình sâu nặng của ba người [[Đinh Bộ Lĩnh]] - [[Nguyễn Bặc]] - Đinh Điền có gốc rễ bền chặt từ cái tuổi thơ tóc còn xanh mướt dưới bóng cờ lau tập trận, khác với sự gắn bó khi quốc gia hữu sự; cần dẹp giặc khăn vàng mới “''kết nghĩa vườn đào''” như Lưu Bị, Quan Vân Trường, Trương Phi trong lịch sử Trung Quốc.
 
Nếu như [[Đinh Bộ Lĩnh]] được sử sách đánh giá là tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, [[Nguyễn Bặc]] là người thẳng thắn, bộc trực, hăng hái thì Đinh Điền là người điềm tĩnh, thận trọng và thông thái. Tính cách của Đinh Điền mô tả qua việc ông từng dạy học, đi tu và được [[Đinh Bộ Lĩnh]] giao chức Ngoại giáp và Nhập nội kiểm giáo Đại Tư đồ, Bình chương trọng sự.