Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Tháng Mười”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 113:
Lênin chủ trương đàm phán hòa bình để rút khỏi [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]]. Lênin đã thay mặt Đảng Bolshevik Nga công bố “Sắc lệnh về hòa bình” của Nhà nước Xô-viết, trong đó lên án mọi chính sách bạo lực cường quyền, phản đối chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và quyền bình đẳng, quyền tự quyết định vận mệnh của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Ông kêu gọi chính phủ tất cả các bên tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất phải đình chiến và tiến hành những cuộc thương lượng, đàm phán hòa bình để “ký kết một hòa ước hòa bình ngay lập tức” mà không cưỡng bức, không thôn tính, không xâm chiếm đất đai của nhau. Lênin nêu rõ: ''“Chiến tranh là một tội ác lớn nhất đối với nhân loại... Chúng ta đấu tranh chống sự dối trá của các chính phủ, trên lời nói thì tất cả đều nói về hòa bình, về công lý, nhưng trong việc làm lại tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc...”''. Lần đầu tiên chiến tranh xâm lược của [[chủ nghĩa đế quốc]] bị lên án, bị coi là tội ác lớn nhất chống lại nhân loại.<ref name=qdnd>[http://www.qdnd.vn/thoi-su-quoc-te/su-kien/sac-lenh-ve-hoa-binh-cua-v-i-lenin-cuong-linh-hoa-binh-dau-tien-cua-nhan-loai-536944 “Sắc lệnh về hòa bình” của V.I.Lênin - Cương lĩnh hòa bình đầu tiên của nhân loại]</ref>
 
Các nước đang tham gia Thế chiến I đã phản đối kịch liệt “Sắc lệnh về hòa bình” của Lênin và liên kết can thiệp bằng vũ trang nhằm xóa bỏ Nhà nước Xô-viết<ref name=qdnd /> Đầu năm 1918, quân đội [[Đế quốc Đức]] tấn công mãnh liệt, chiếm nhiều vùng lãnh thổ và áp sát thủ đô Petrograd của Nga.
 
Ngày [[3 tháng 3]] năm [[1918]], nước [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga|Nga Xô viết]] chấp nhận ký [[Hòa ước Brest-Litovsk]] với các nước phe [[Liên minh Trung tâm]], chính thức rút khỏi [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]]. Cuộc chiến tranh đẫm máu do Sa hoàng phát động đã khiến hơn 2 triệu binh sĩ Nga tử trận và gần 5 triệu người bị thương, đến đây là kết thúc. Theo hòa ước, Đức và Áo-Hung đã chiếm của Nga một phần lãnh thổ bao gồm 1/4 dân số của Đế quốc Nga cũ cùng với 9/10 mỏ than trong cả nước, đồng thời gây ra một sự chia rẽ sâu sắc tại nước Nga, ngay cả trong nội bộ của đảng Bolshevik. Đảng Xã hội chủ nghĩa Cách mạng cánh tả cũng tuyên bố ngừng hợp tác với Đảng Bolshevik sau khi hòa ước này được thông qua. Sau này khi đánh giá về bản Hòa ước Brest-Litovsk, Tổng thống Nga [[Vladimir Putin]] đã gọichỉ đâytrích việc hành độngkết hòa ước này là "phản quốc" của Lenin và chính quyền Bolshevik, khiến Nga thất bại và phải cắt một phần lãnh thổ rất lớn cho Đế quốc Đức mặc dù chính Đức cũng đang đứng trước nguy cơ thua cuộc vào lúc đó<ref>[https://www.rt.com/russia/putin-accuses-bolsheviks-treason-877/ Putin accuses Bolsheviks of treason]</ref> Đây được xem là thời điểm tệ nhất của lịch sử Nga trong vòng 200 năm, song với một đất nước đã bị tàn phá kiệt quệ và quân Đức đang giành ưu thế áp đảo thì Lenin không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận những điều khoản bất lợi của hiệp ước này<ref name=laue738>{{chú thích sách|tác giả=Marvin Perry, Myrna Chase, Margaret Jacob, James R. Jacob, Theodore H. Von Laue|tiêu đề=Western Civilization: Ideas, Politics, and Society: From the 1600s|volume=2|trang=738-739}}</ref> Ngoài ra, việc nhân nhượng Đức cũng nằm trong dự tính của Lenin, rằng đế quốc Đức sẽ sớm sụp đổ trong Thế chiến 1, hòa ước ký kết do đó sẽ trở nên vô hiệu, nước Nga sẽ không cần phải cắt lãnh thổ và bồi thường chiến phí nữa. Nhận định này là chính xác khi nước Đức đã bại trận chỉ 8 tháng sau đó<ref>https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/cuoc-chien-17-trieu-nguoi-thiet-mang-khien-de-quoc-nga-sup-do-c415a993084.html</ref>
 
Theo sư ủy nhiệm của Trung ương Đảng, tháng 4-1918, Lenin viết tác phẩm ''"Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết"''. Trong tác phẩm này, Lenin kêu gọi cần ''"tổ chức thật chặt chẽ sự kiểm soát và kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm"'', củng cố kỉ luật lao động, lôi kéo các chuyên gia tư sản, sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và kĩ thuật.