Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngữ nghĩa học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 7:
==Thói quen ngữ nghĩa trong tiếng Việt==
[[Tiếng Việt]] vốn chưa bao giờ trong sáng bởi sự pha trộn, hòa nhập nhiều ngôn ngữ như Hán, Pháp nên không thể giữ gìn, từ ngàn xưa nó đã là một loại hình ngôn ngữ pha tạp. Theo thời gian, tiếng Việt phát triển xuất hiện vô số cách dùng từ theo thói quen với ý nghĩa có thể khác xa hoặc sai với nghĩa gốc ban đầu của nó. Có thể đây là hiện tượng thường gặp trong ngôn ngữ gọi là [[hiện tượng chuyển loại của từ]] nên không có từ nào thật sự là ''thuần Việt''. Cách phân chia Hán - Việt và thuần Việt vì thế cũng mang tính tương đối (không thật sự chính xác). Một số cách dùng sai khác nghĩa gốc từ Hán - Việt phổ biến:
=== Sai khác ý nghĩa yếu tố Hán - Việt ===
Không phải vì không biết chữ Hán mà vì không hiểu nghĩa hay cố ý sửa nghĩa gốc Hán - Việt. Một vài trường hợp cụ thể:
* ''Độc lập'': Độc 獨 là riêng một mình, Lập 立 là đứng. Vậy theo nghĩa gốc Hán Việt, độc lập là đứng riêng lẻ một mình, không đứng chung với ai cả. Rõ ràng từ này là sai nếu dùng để diễn tả tình trạng của một quốc gia không lệ thuộc nước khác. Ngày nay, các quốc gia như thế đâu có đứng riêng một mình mà đều có liên hệ với nhau trong các tổ chức quốc tế. Vậy từ độc lập là sai. Trường hợp này dùng từ tự chủ để thay thế từ độc lập để phù hợp với ngữ cảnh.
* ''Phong kiến''.封建 Phong kiến gồm 2 chữ phong tước 封爵 (ban quan tước) và kiến địa 建地 (ban đất để dựng nước). Phong kiến chỉ chế độ hoàng đế phong tước cho người có công và cấp cho một vùng đất rất rộng để thành lập quốc gia, với quân đội, luật lệ và chế độ thuế má riêng biệt. Chế độ nầynày hiện hữu ở đời nhà Chu bên Tàu với nước của thiên tử và nước của các chư hầu; từ nhà Tần trở đi thì chế độ phong kiến bị bãi bỏ và được thay bằng chế độ trung ương tập quyền. Chế độ phong kiến cũng tồn tại ở vài nước Âu châu như Pháp chỉ vào thời Trung cổ còn Việt Nam không bao giờ có chế độ phong kiến (féodalité) mà chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế (royalisme absolu). Gọi chế độ quân chủ ở Việt Nam bằng từ phong kiến là sai. Có tài liệu cho thấy sự cúng tế đình chùa là tàn tích của phong kiến thì càng sai hơn.
* Tiêu cực, tích cực 消極, 積極 Hiện nay, người ta gán vào hai từ nầynày ý nghĩa tốt xấu hết sức rõ rệt. Hành động nào tốt thì được gọi là tích cực; trái lại, hành động xấu thì gọi là tiêu cực. Thực ra, suy từ nghĩa gốc Hán Việt thì sự gán ép như thế là sai. Tích cực, tiêu cực tự nó không có sẵn tính chất tốt hay xấu mà chỉ ấn định cường độ của hành động mà thôi. Thí dụ, trong một đoàn đi làm việc phước thiện thì ai tích cực là tốt và ai tiêu cực là không tốt. Nhưng trong một bọn côn đồ đi tổ chức ăn cướp thì đứa nào tích cực lại là đứa xấu nhất. Trong truyện ''Tam quốc'' của Tàu, Từ Thứ, mưu sĩ của Lưu Bị bắt buộc phải về phục vụ dưới trướng của kẻ thù là Tào Tháo. Từ Thứ đã giữ thái độ tiêu cực nghĩa là không hiến mưu kế gì cho Tào Tháo. Thái độ tiêu cực nầynày của Từ Thứ, từ cổ chí kim luôn luôn được khen ngợi; vậy tiêu cực không xấu.
 
=== Hiện tượng đồng âm giữa yếu tố Hán - Việt với yếu tố thuần Việt ===