Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Quý Đôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: clean up, replaced: [[Thể loại:Quan nhà Lê trung hưng → [[Thể loại:Quan lại nhà Lê trung hưng using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 140:
Trong bối cảnh [[nạn kiêu binh|kiêu binh]] gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,... Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện [[Duy Tiên]], tỉnh [[Hà Nam]]) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày [[14 tháng 4]] năm [[Giáp Thìn]] niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức [[11 tháng 6]] năm [[1784]])<ref>Theo sách "Nhân vật chí" (hiện có ở Thư viện Hán Nôm, ký hiệu: A. 573, tờ 126), Trần Văn Giáp (tr. 1246), Nguyễn Lộc (tr. 831), "Tiểu sử Lê Quý Đôn" (tr. 305), Bùi Hạnh Cẩn (tr. 236). Phan Huy Chú (mục: "Nhân vật chí", tr. 391) chép hơi khác: ''"[[Tháng chín|Tháng 9]] năm [[Nhâm Dần]] ([[1782]]), chúa Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán lên nối nghiệp. Vì nịnh thần gièm pha nên Lê Quý Đôn bị giáng. [[Mùa đông]] năm [[Quý Mão]] ([[1783]]), ông đi làm Hiệp trấn Nghệ An. Rồi ông mất, thọ 58 tuổi"''. Phan Huy Ôn trong ''Đăng khoa bị khảo'' cũng chép ông mất năm 1783. Tuy nhiên, thông tin ông mất năm 1784 tại quê mẹ được coi là "có căn cứ hơn" (Nguyễn Lộc, tr. 831).</ref>, lúc 58 tuổi.
 
Thương tiếc, chúa [[Trịnh Tông]] (tức Trịnh Khải) đã đề nghị với vua Lê Hiển Tông cho bãi triều ba ngày<ref>Theo Văn Tân (tr. 308) và Bùi Hạnh Cẩn (tr. 231).</ref>, cử [[Bùi Huy Bích]] làm chủ lễ tang, đồng thời cho truy tặng Lê Quý Đôn hàm [[Công bộ Thượng thư]]. Đến khi vua [[Lê Chiêu Thống]] nắm quyền chính, ông được gia tặng tước Dĩnh quận công <ref>Theo Phan Huy Chú (mục "Nhân vật chí", tr. 391).</ref>.
 
== Con cái ==