Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng Gioan Phaolô II”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sai
thiếu ý
Dòng 19:
}}
 
'''Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II''' (hay '''Gioan Phaolô Đệ Nhị''', [[Latinh]]: ''Ioannes Paulus II''; tên sinh {{Âm thanh|Pl-Karol Józef Wojtyła.ogg|'''Karol Józef Wojtyła'''}}; [[18 tháng 5]] năm [[1920]] – [[2 tháng 4]] năm [[2005]]) là vị [[giáo hoàng]] thứ 264 của [[Giáo hội Công giáo Rôma]] và là người lãnh đạo tối cao của [[Vatican]] kể từ ngày [[16 tháng 10]] năm [[1978]]. Cho đến khi [[chết|qua đời]], [[triều đại]] của ông đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại Giáo hoàng dài thứ hai trong lịch sử hiện đại, sau triều đại dài 32 năm của [[Giáo hoàng Piô IX]]. Cho đến hiện tại, ông là vị Giáo hoàng duy nhất người [[Ba Lan]] và là Giáo hoàng đầu tiên không phải người [[Ý]] trong gần 500 năm, kể từ [[Giáo hoàng Ađrianô VI]] năm 1520.<ref name="About">{{Chú thích web|url=http://europeanhistory.about.com/od/religionandthought/a/biojohnpaulii.htm|tiêu đề=Pope John Paul II 1920 - 2005|họ 1=Wilde|tên 1=Robert|nhà xuất bản=About.com|ngày truy cập=ngày 1 tháng 1 năm 2009}}</ref>
Ông được [[time (tạp chí)|tạp chí TIME]] bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất [[thế kỷ 20]].<ref name="CBCNews">{{chú thích báo|url=http://www.cbc.ca/news/obit/pope/communism_homeland.html|title=Pope stared down Communism in homeland - and won |date=tháng 4 năm 2005|author=CBC News Online |publisher=© 2005 Religion News Service|accessdate=ngày 1 tháng 1 năm 2009}}</ref> và cả những năm đầu [[thế kỷ 21]].
 
Dòng 86:
 
=== Giám mục ===
Vào ngày [[4 tháng 7]] năm [[1958]] ông được [[Giáo hoàng Piô XII]] bổ nhiệm làm [[Giám mục]] phụ tá Tổng [[giáo phận]] [[Kraków]]. Nửa giờ sau cuộc gặp với Hồng y Wyszynski và nhận sự đề cử làm Giám mục phụ tá, vị linh mục trẻ tìm tới tu viện của các nữ tu áo xám Ursuline bên bờ sông Vistula. Ông đã cầu nguyện liên tục suốt trong 8 tiếng đồng hồ liên tiếp trước khi rời tu viện Ursuline.<ref>[http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=40&ict=845 "Pope John Paul II -The Biography" và "His Holiness – John Paul II, and the Hidden History of our Time" của hai tác giả Bernstein & Marco Politi dẫn theo Chương III trong tác phẩm "Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Vĩ Nhân Thời Đại"gồm XXIX chương của nhà văn Trần Phong Vũ sẽ do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành]</ref>
 
Ngày [[28 tháng 9]] năm [[1958]], ông được tấn phong [[Giám mục]] tại Nhà thờ lớn Wawel ở Kraków, 11 ngày trước khi Giáo hoàng Piô XII qua đời. Một tháng sau, [[Giáo hoàng Gioan XXIII]] lên kế vị, mở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo hội Công giáo qua quyết định triệu tập [[Công đồng Vaticanô II|Công đồng Vatican II]]. Vị tân Giám mục 38 tuổi nhận được giấy mời tham dự công đồng<ref name="TVC1"/>.
Dòng 92:
Tại đây, ông đã có sự đóng góp tích cực và hữu hiệu vào chương trình của công đồng với bảy diễn từ đọc trước các nghị phụ tham dự Công đồng và với 13 tuyên ngôn, Giám mục Karol Wojtyla đã gây được một ấn tượng sâu sắc đối với hầu hết các thành phần tham dự Công đồng. Đặc biệt là của Giáo hoàng Gioan XXIII, và nhất là [[Giáo hoàng Phaolô VI]] sau đó<ref name="TVC1"/>.
 
Vào ngày [[30 tháng 12]] năm [[1963]], Giáo hoàng Phaolô VI đề bạt ông làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Kraków. Trong cương vị tổngTổng Giám mục, ông tham dự [[Công đồng Vaticanô II|Công đồng Vatican II]], góp công soạn thảo các tài liệu [[Tuyên ngôn về tự do tôn giáo]] (''Dignitatis Humanae'') và [[Hiến chế Mục Vụ Giáo hội trong thế giới ngày nay]] (''Gaudium et Spes'', Vui mừng và Hy vọng), hai văn bản có tính cách lịch sử và quan trọng nhất của Công đồng này.
 
Tháng 5 năm 1964, Wojtyla đã đệ trình đoàn chủ tịch công đồng 1 văn bản được soạn thảo nhân danh các Giám mục Ba Lan tuyên bố rằng: mối quan hệ của Giáo hội với thế giới hiện đại phải được dựa trên khái niệm coi Giáo hội là một xã hội hoàn thiện do Chúa sáng lập và ở bên trên lịch sử. Ngày 30 tháng 11 năm 1964, ông đã có cuộc nói chuyện riêng đầu tiên với Giáo hoàng Phaolô VI, người đã theo dõi chặt chẽ các phát biểu của người Giám mục mới này.
Dòng 99:
 
=== Hồng y ===
Trong năm [[1967]], Giáo hoàng Phaolô VI phong ông làm [[hồng y]]. Ông cũng đồng thời được bổ nhiệm vào bốn thánh bộ của Vatican: bộ giáo sĩ, thánh bộ Giáo dục công giáo, thánh bộ nghi lễ, bộ các giáo hội Đông Phương và làm cố vấn cho hội đồng về thế tục.
 
Vào mùa Giáng sinh năm [[1970]], khi tình hình Ba Lan căng thẳng, giá thực phẩm leo thang, trong bài thuyết giảng nhân [[lễ Giáng Sinh|lễ Giáng sinh]] tại Kraków năm ấy, ông nói: "Khi người dân bị thương tích và khổ đau, Giáo hội phải lên tiếng bênh đỡ không vì bất cứ khuynh hướng chính trị nào mà chỉ vì tình yêu và tình liên đới của người con Thiên Chúa"<ref name="TVC1"/>.
Dòng 135:
 
== Nhiệm kỳ giáo hoàng ==
[[File:Jan Paweł II portret Z. Kotyłło.jpg|nhỏ|200px|Tranh vẽ Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II]]
{{cquote|''Ông ta là người mà có thể được gọi là nhà cách mạng bảo thủ. Trong một số lĩnh vực, tỉ như sự sẵn sàng trong việc đối thoại với các tôn giáo khác, ông ta có một tư tưởng tiến bộ. Trong các lĩnh vực khác, ông ta lại tỏ ra là một giáo hoàng thủ cựu và cực kì phản động. Ông ta duy trì mọi luồng ý kiến trái ngược nhau trong Giáo hội và kết quả là người kế vị của ông ta sẽ gặp phải sự khủng hoảng trong việc điều hành.''|||Giovanni Ferro|<ref name = "cnninflu"/>}}
 
Dòng 407:
Tháng 7 năm [[1992]], ông đã phải cắt một khối u ở ruột kết. Theo một thông báo chính thức thì đó là "một khối hạch thường" ở ruột già. Một thông báo của Vatican đã nhấn mạnh rằng ca mổ kéo dài gần bốn tiếng cơ bản đã chữa được bệnh. Tuy nhiên, kể từ ca mổ đó, sức khỏe của giáo hoàng ngày càng suy giảm và ông đã phải thường xuyên đến bệnh viện đa khoa Gemelli<ref>Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, trang 840 - 841.</ref>.
 
Ngày 11 tháng 11 năm [[1993]], trong một buổi tiếp phái đoàn của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) ở Vatican, ông đã khụy ra sau, ngã xuống sàn nhà và bị trật khớp vai. Theo nguồn tin chính thức của Vatican, Giáo hoàng đã vấp ở bậc thềm nơi đặt ngai của ông trong phòng đọc kinh tạ ơn. Nhiều tuần sau, Gioan Phaolô II rất khó nhọc khi giữ vai trò người chủ lễ Mixa vàMisa vào tháng 4 năm 1994, ông bị ngã trong vùng trượt tuyết ở Aburzzi. Ngày 28 tháng 4, ông ngã gãy xương đùi trong buồngbồn tắm. Người ta thông báo rằng ông đã trượt chân ngã khi ra khỏi bồn tắm sau khi xả nước. Kể từ đó, ông phải dùng gậy chống khi đi<ref>Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, trang 842 - 843.</ref>. ông phải mổ ruột thừa vào năm 1996.
 
Năm [[2001]], một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đã xác nhận điều từ lâu nghi vấn rằng giáo hoàng đang mắc [[bệnh Parkinson]] (bệnh mãn tính về hệ thần kinh làm cho các cơ rung và yếu)<ref>[http://www.vietnamnet.vn/thegioi/2005/02/372524/ Cuộc đời Giáo hoàng John Paul II]</ref>.