Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dịch SARS 2002–2004”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Đang dịch}} {{short description|Đại dịch từ 2002 tới 2004}} {{Redirect|Dịch SARS|Đại dịch COVID-19|đại dịch do SARS-CoV-2 năm 2019–20…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 16:24, ngày 13 tháng 3 năm 2020

Dịch SARS 2002–2004 do hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) gây ra bắt đầu từ Phật Sơn, Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002. Hơn 8.000 người đã bị nhiễm và ít nhất 774 người tử vong trên toàn thế giới.[1]

Dịch SARS 2002–04
Bản đồ các nước có ca nhiễm SARS từ 1 tháng 11 năm 2002 tới 7 tháng 8 năm 2003
  Quốc gia có ca tử vong
  Quốc gia có ca nhiễm
  Quốc gia không có ca nhiễm
Bản đồ các ca nhiễm và tử vong do SARS toàn thế giới theo dân số toàn cầu
Dịch bệnhSARS
Chủng virusSARS-CoV
Vị tríToàn cầu
Trường hợp đầu tiên16 tháng 11 năm 2002
Nguồn gốcThuận Đức, Quảng Đông, Trung Quốc
Trường hợp xác nhận8.096
Tử vong
774
2003 Probable cases of SARS - Worldwide

Dịch theo quốc gia và khu vực

Số ca nhiễm SARS theo quốc gia và khu vực,
1 tháng 11 năm 2002 – 31 tháng 7 năm 2003[2]
Quốc gia/Khu vực Nhiễm Tử vong Tỷ lệ tử vong (%)
  Trung Quốc[a] 5.327 349 6,6
  Hồng Kông 1.755 299 17,0
  Đài Loan[b] 346 73[3][4] 21,1
  Canada 251 43 17,1
  Singapore 238 33 13,9
  Việt Nam 63 5 7,9
  Hoa Kỳ 27 0 0
  Philippines 14 2 14,3
  Thái Lan 9 2 22,2
  Đức 9 0 0
  Mông Cổ 9 0 0
  Pháp 7 1 14,3
  Úc 6 0 0
  Malaysia 5 2 40,0
  Thụy Điển 5 0 0
  Anh 4 0 0
  Ý 4 0 0
  Ấn Độ 3 0 0
  Hàn Quốc 3 0 0
  Indonesia 2 0 0
  Nam Phi 1 1 100,0
  Kuwait 1 0 0
  Ireland 1 0 0
  Ma Cao 1 0 0
  New Zealand 1 0 0
  România 1 0 0
  Nga 1 0 0
  Tây Ban Nha 1 0 0
  Thụy Sĩ 1 0 0
Tổng cộng ngoài Trung Quốc 2.769 454 16,4
Tổng cộng (29 khu vực) 8.096 774 9,6
  1. ^ Số liệu của Trung Quốc không bao gồm Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan; những khu vực này được WHO báo cáo riêng.
  2. ^ Sau ngày 11 tháng 7 năm 2003, 325 ca nhiễm tại Đài Loan bị "bỏ qua". Các thông tin trong phòng thí nghiệm về 135 trong số các ca này không đầy đủ hoặc không hiệu quả; 101 ca trong số đó đã tử vong.

Dòng thời gian

Tháng 11 năm 2002

Vào ngày 16 tháng 11 năm 2002, dịch SARS bắt đầu tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, giáp ranh với Hồng Kông. Ca nhiễm đầu tiên nhiều khả năng là một nông dân tại quận Thuận Đức của thành phố Phật Sơn. Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về dịch bệnh vào ngày 10 tháng 2 năm 2003, bao gồm 305 ca nhiễm, trong đó có 105 nhân viên y tế và 5 ca tử vong.[5] Báo cáo sau đó cho biết dịch tại Quảng Đông đã đạt đỉnh vào giữa tháng 2 năm 2003. Tuy nhiên điều này có thể coi là không chính xác khi sau đó có thêm 806 ca nhiễm và 34 ca tử vong được báo cáo.[6]

Ở giai đoạn đầu của dịch, chính quyền Trung Quốc ngăn cản báo chí đưa tin về SARS, trì hoãn việc báo cáo lên WHO, và ban đầu không cung cấp thông tin nào tới người dân Trung Quốc ngoài tỉnh Quảng Đông, được cho là nơi bắt nguồn dịch bệnh.[7] Ngoài ra, một nhóm công tác của WHO tới Bắc Kinh đã không được tới Quảng Đông trong vài tuần.[8] Hành động này khiến chính quyền bị nhiều nước chỉ trích và buộc phải thay đổi chính sách vào đầu tháng 4.

Tháng 1 năm 2003

Ca siêu lây nhiễm đầu tiên, Zhou Zuofen, một tiểu thương bán cá, được đưa vào Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Trung Sơn tại Quảng Châu vào ngày 31 tháng 1 và lây nhiễm cho 30 y tá và bác sĩ. Virus nhanh chóng lây lan sang các bệnh viện gần đó.[9]

Tháng 2 năm 2003

Hồng Kông

 
Sơ đồ tầng 9 Khách sạn Metropole tại Hồng Kông, nơi một ca siêu lây nhiễm SARS xảy ra

Tháng 2 năm 2003, bệnh nhân SARS đầu tiên tại Hồng KôngBác sĩ Lưu Kiếm Luân, người đã từng tới dự một bữa tiệc cưới; Bác sĩ Lưu là nhân viên của Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Trung Sơn ở Quảng Đông và từng chữa trị cho bệnh nhân SARS.[10]

Ngày 21 tháng 2, Bác sĩ Lưu cùng vợ làm thủ tục vào phòng 911 trên tầng 9 của Khách sạn Metropole. Mặc dù có biểu hiện mệt mỏi, ông vẫn đi thăm gia đình và tham quan khắp Hồng Kông. Tới sáng ngày 22 tháng 2, tình hình sức khỏe của ông xấu đi và ông đi bộ tới Bệnh viện Quảng Hoa gần đó để khám. Ông cảnh báo cho y bác sĩ tại đây về tình trạng bệnh nặng của mình và muốn được cách ly. Ông không qua khỏi và qua đời tại Khoa Điều trị tích cực vào ngày 4 tháng 3.

Bác sĩ Lưu được cho là một ca siêu lây nhiễm SARS: 23 người khách khác tại khách sạn Metropole cũng bị nhiễm SARS, 7 người trong đó lưu trú tại tầng 9. Anh vợ của ông Lưu, được đưa vào điều trị cuối tháng 2, nhập viện tại Bệnh viện Kwong Wah vào ngày 1 tháng 3 và qua đời ngày 19 tháng 3. Ước tính có khoảng 80% ca nhiễm tại Hồng Kông liên quan tới ông Lưu.[11]

Việt Nam

Trường hợp nhiễm virus đầu tiên tại Hà Nội, Việt NamJohnny Chen, một người đàn ông Mỹ gốc Hoa sống tại Thượng Hải, từng lưu trú gần với ông Lưu tại Khách sạn Metropole. Ông được chuyển tới Bệnh viện Việt Pháp vào ngày 26 tháng 2, và lây cho ít nhất 38 y bác sĩ. Mặc dù sau đó được đưa sang Hồng Kông, ông tử vong vào ngày 13 tháng 3.[11]

Bác sĩ Carlo Urbani, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của WHO, nằm trong số y bác sĩ khám và chữa trị cho Chen. Urbani nhận thấy các y bác sĩ khác tại bệnh viện cũng đổ bệnh và biết mình đang phải đối mặt với một căn bệnh mới và nguy hiểm. Ông cũng bị nhiễm bệnh và qua đời ngày 29 tháng 3.[11]

Canada

Ngày 23 tháng 2, một người phụ nữ lớn tuổi tên là Kwan Sui-Chu, cũng từng lưu trú tại Khách sạn Metropole, quay trở về Toronto từ Hồng Kông. Bà qua đời tại nhà vào ngày 5 tháng 3 và lây nhiễm cho con trai Tse Chi Kwai. Anh này sau đó được đưa vào Bệnh viện Scarborough Grace và tử vong ngày 13 tháng 3.[12]

Đài Loan

Ngày 25 tháng 2, một doanh nhân từng tới Hồng Kông và Quảng Đông trở về nhà tại Đài Bắc, khởi đầu dịch bệnh tại Đài Loan. Gấn như toàn bộ số ca nhiễm là các y bác sĩ hoặc người nhà của bệnh nhân. Có tin cho rằng[bởi ai?] các y bác sĩ không nhận thức được rủi ro của bệnh và đã không có biện pháp phòng vệ như đeo khẩu trang.

Tháng 3 năm 2003

Singapore

Ngày 1 tháng 3, Esther Mok, 26 tuổi, một vị khách khác tại Metropole, được đưa vào Bệnh viện Tan Tock Seng sau khi đã từng tới Hồng Kông, khởi đầu dịch tại Singapore. Mặc dù cô sau đó đã khỏi bệnh, nhiều người nhà của bệnh nhân đã không qua khỏi.[13]

Hồng Kông

Ngày 4 tháng 3, một người đàn ông 27 tuổi từng tới thăm một vị khách trên tầng 9 khách sạn Metropole 11 ngày trước, được đưa tới Bệnh viện Prince of Wales. Ít nhất 99 nhân viên bệnh viện (bao gồm 17 sinh viên y khoa) đã nhiễm bệnh khi điều trị người này.[14]

Thái Lan

Ngày 11 tháng 3, Bác sĩ Carlo Urbani tới Bangkok, Thái Lan để dự hội thảo y khoa. Ông phát bệnh trên máy bay và đã bảo bạn mình không được chạm vào người, gọi xe cứu thương và đưa tới bệnh viện. Ông được cách ly tại Khoa Điều trị tích cực.

Một dịch bệnh hô hấp lạ khác tương tự ảnh hưởng tới các nhân viên y tế Hồng Kông cũng được báo cáo.

Ngày 12 tháng 3, WHO ban bố cảnh báo toàn cầu về một bệnh truyền nhiễm mới chưa rõ nguồn gốc tại Việt Nam và Hồng Kông.

Ngày 15 tháng 3, WHO nâng mức cảnh báo y tế toàn cầu về một loại bệnh viêm phổi lạ với tên gọi là SARS sau khi xác định được các ca bệnh tại Singapore và Canada. Cảnh báo này đi kèm với khuyến cáo đi lại khẩn cấp tới du khách quốc tế, các chuyên gia và cơ quan y tế.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra khuyến cáo hạn chế đi lại đối với các khu vực bị ảnh hưởng ở châu Á (Hồng Kông, Singapore, Việt Nam và Trung Quốc).

Ngày 17 tháng 3, một mạng lưới quốc tế gồm 11 phòng thí nghiệm được thiết lập nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh SARS và nghiên cứu cách điều trị.

CDC tổ chức buổi họp đầu tiên về SARS và cho biết đã có 14 ca nghi nhiễm SARS đang được xác minh tại Hoa Kỳ.

Ngày 20 tháng 3, WHO cho biết một số bệnh viện tại Việt Nam và Hồng Kông đang hoạt động chỉ với một nửa số nhân viên do nhiều người đã ở nhà để tránh bị nhiễm bệnh. WHO bày tỏ lo ngại rằng việc điều trị không tích cực các bệnh nhân có thể khiến bệnh lây lan rộng hơn.

Ngày 25 tháng 3, giới chức Hồng Kông cho biết 9 du khách đã nhiễm bệnh từ một người đàn ông Trung Quốc đi cùng Chuyến bay 112 của Air China tới Bắc Kinh vào ngày 15 tháng 3.[15] Dịch SARS bắt đầu lây lan nhanh tại Dãy nhà E khu chung cư Amoy Gardens.

Chính phủ Singapore bắt đầu thực hiện cách ly bắt buộc với những trường hợp nhiễm bệnh.

Ngày 27 tháng 3, Arthur K. C. Li, Cục trưởng Cục Giáo dục Hồng Kông, thông báo hủy tất cả các lớp học tại tất cả các cơ sở giáo dục. Bộ Giáo dục Singapore thông báo toàn bộ các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông phải đóng cửa tới ngày 6 tháng 4 năm 2003. Các trường đại học và cao đẳng không bị ảnh hưởng.[16]

Ngày 29 tháng 3, Bác sĩ Urbani qua đời tại Bangkok do bị nhồi máu cơ tim.

Ngày 30 tháng 3, giới chức Hồng Kông phong tỏa dãy nhà E của khu chung cư Amoy Gardens do tại đây bùng phát dịch lớn (hơn 200 ca). Khu ban công bị đóng cửa hoàn toàn và được cảnh sát canh giữ. Cư dân tòa nhà sau đó được chuyển sang Trại nghỉ dưỡng Lý Ngư Môn và sau đó là Làng nghỉ dưỡng Lady MacLehose để cách ly vào ngày 1 tháng 4 do khu vực tòa nhà được coi là khu vực nguy hiểm về sức khỏe.

Hầu hết các ca bệnh bắt nguồn từ các căn hộ hướng tây bắc có chung đường ống nước thải. Theo các quan chức chính quyền, virus lây truyền vào tòa nhà thông qua một bệnh nhân bị mắc bệnh thận (chưa rõ là bệnh gì) sau khi được xuất viện tại Bệnh viện Prince of Wales, và sau đó tới thăm anh trai sống ở tầng 7. Virus đã lây truyền thông qua nước tiểu của bệnh nhân và đi qua đường ống nước thải. Có giả thuyết cho rằng virus lan truyền thông qua không khí: virus hiện diện trong các đường ống khô hình chữ U và được phát tan ra ban công và hệ thống thông gió nhờ gió biển. Virus được xác nhận là lây truyền thông qua giọt bắn, nhưng đợt bùng phát dịch này khiến giới chức nghi ngờ về khả năng virus có thể lây qua không khí.

Tháng 4 năm 2003

Ngày 1 tháng 4, chính phủ Hoa Kỳ đưa một số nhân viên tại các văn phòng lãnh sự quán ở Hồng Kông và Quảng Châu về nước. Chính phủ Hoa Kỳ cũng khuyến cáo công dân Mỹ không tới khu vực dịch.

Ngày 2 tháng 4, các quan chức y tế Trung Quốc bắt đầu báo cáo tình hình dịch SARS. Tỉnh Quảng Đông báo cáo 361 ca nhiễm mới và 9 ca tử vong, làm tăng tổng số ca trên toàn Trung Quốc đại lục được báo cáo trước đó vào cuối tháng 2. Virus cũng được phát hiện tại Bắc Kinh và Thượng Hải. WHO cũng khuyến cáo tránh đi lại tới Hồng Kông và Quảng Đông trong một cuộc họp báo.[17]

Ngày 3 tháng 4, một nhóm các nhà khoa học quốc tế của WHO di chuyển từ Bắc Kinh tới Quảng Châu để thảo luận với các quan chức nhưng chưa kiểm tra về nguồn bệnh hay cơ sở vật chất y tế trong quá trình kiểm soát bệnh. 15 người trong số cư dân Amoy Gardens được cách ly tại Trại nghỉ dưỡng Lý Ngư Môn được chuyển tới Trung tâm Cải tạo Ngoài trời Sai Kung sau khi họ phàn nàn về việc phải dùng chung nhà vệ sinh. Nhân viên y tế đầu tiên nhiễm SARS tử vong tại Hồng Kông. Con gái và vợ của bác sĩ này đã khỏi bệnh, mặc dù người vợ cũng nằm trong số nhân viên y tế được điều trị tích cực. Lệnh đóng cửa trường học tại Hồng Kông được kéo dài thêm hai tuần tới 21 tháng 4.

Ngày 4 tháng 4, nhóm công tác của WHO kiểm tra ca nhiễm đầu tiên tại thành phố Phật Sơn. Người đàn ông này lây nhiễm cho 4 người nhưng không lại lây cho người thân. Một người phụ nữ 40 tuổi trở thành ca nhiễm đầu tiên tại Thượng Hải. Một chuyên gia y tế Trung Quốc đã thừa nhận tại một cuộc họp báo rằng thông tin về dịch bệnh đã không được công khai đủ sớm. Bộ trưởng Y tế Trung Quốc cũng khẳng định dịch bệnh đã được kiểm soát tại hầu hết khu vực ở Trung Quốc đại lục. Ông cũng công bố tên bảy loại thuốc được cho là có tác dụng trong việc điều trị SARS. Các quan chức của WHO cho biết thông tin được Trung Quốc cung cấp là "rất chi tiết".[cần dẫn nguồn] Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu cách ly bắt buộc với người bị nhiễm.

Ngày 5 tháng 4, chính phủ Singapore kéo dài lệnh đóng cửa trường học. Các trường trung học phổ thông sẽ mở cửa trở lại ngày 9 tháng 4, trung học cơ sở ngày 14 tháng 4 và tiểu học, mẫu giáo vào ngày 16 tháng 4.[18]

Ngày 6 tháng 4, một người trở về từ Hồng Kông được phát hiện nhiễm SARS tại Manila.

Ngày 8 tháng 4, SARS bắt đầu lan truyền tại khu chung cư Hạ Ngưu Đầu Giác gần Amoy Gardens ở Cửu Long. Giới chức y tế Hồng Kông cảnh báo SARS đã lan truyền quá xa trong và ngoài nước, trong khi WHO vẫn tỏ ra lạc quan rằng dịch có thể được kiểm soát.[19]

Ngày 9 tháng 4, James Earl Salisbury, một người Mặc Môn Mỹ[20] và giảng viên tại Đại học Bách khoa Thâm Quyến,[21] tử vong do SARS tại một bệnh viện ở Hồng Kông. Ông đã phát bệnh được khoảng một tháng trước khi tử vong,[22] nhưng lúc đầu lại được chẩn đoán viêm phổi.[23] Người con trai Michael "Mickey" Salisbury sống cùng ông tại Trung Quốc và cũng bị nhiễm bệnh nhưng đã khỏi.[24] Cái chết của Salisbury khiến chính quyền Trung Quốc phải công khai hơn về sự lây lan của SARS.[25]

Ngày 10 tháng 4, Jim Hughes, trưởng bộ phận bệnh truyền nhiễm tại CDC, xác nhận lời cảnh báo của giới chức y tế Hồng Kông; ông tin rằng SARS đã không còn có thể được xóa sổ ở vùng Viễn Đông. Tuy nhiên, ông vẫn giữ hi vọng có thể ngăn bệnh lan ra trên diện rộng tại Bắc Mỹ.[26]

Ngày 11 tháng 4, Tổ chức Y tế Thế giới ban bố cảnh báo y tế toàn cầu với dịch SARS khi đã có dấu hiệu rõ ràng cho thấy dịch đang lây lan qua đường hàng không.

Ngày 12 tháng 4, Marco Marra, giám đốc Trung tâm Khoa học Di truyền Michael Smith, trực thuộc Cơ quan Ung thư British Columbia, công bố các nhà khoa học tại đây đã giải được mã di truyền của virus nghi là gây bệnh SARS.[27] Tại Toronto, có thêm 3 người nữa chết do SARS, đưa tổng số tử vong tại Canada lên 13 người.

Ngày 16 tháng 4, WHO ra thông cáo báo chí cho biết virus corona được một số phòng thí nghiệm xác định chính là nguyên nhân gây bệnh SARS. Virus được đặt tên chính thức là virus SARS.[28]

Các bác sĩ tỏ ra bất ngờ khi phát hiện ít nhất 2 ca nhiễm SARS tại Dinner, một ngôi làng gần Bangalore, Ấn Độ. Điều kiện vệ sinh kém và thiếu hệ thống quản lý rác thải dường như là nguyên nhân thúc đẩy sự lây lan dịch bệnh chết người này.

Ngày 19 tháng 4, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố sẽ áp dụng hình phạt mạnh tay với những quan chức địa phương không báo cáo các ca nhiễm SARS nhanh chóng và chính xác, báo hiệu sự thay đổi lớn trong chính sách chống dịch. SARS cũng đã bắt đầu hiện diện nhiều hơn trên truyền thông Trung Quốc đại lục; tới cuối tháng 4, dịch bệnh từ một chủ đề không được nhắc tới nhanh chóng được đưa lên các trang bìa, kèm theo báo cáo hằng ngày về số ca nhiễm mới và biện pháp phòng chống từ tất cả các tỉnh.

Ngày 20 tháng 4, thị trưởng Bắc Kinh Mạnh Học Nông và Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Trương Văn Khang bị thay thế lần lượt bởi Vương Kỳ Sơn từ Hải Nam và Nguyên Phó Bộ trưởng Y tế Cao Cường. Đây là hai quan chức cấp cao đầu tiên tại Trung Quốc bị cách chức do không kiếm soát được dịch. Trong buổi họp báo được ông Cao Cường chủ trì vài giờ sau, Trung Quốc thừa nhận Bắc Kinh đã có hơn 300 ca, trái với số liệu trước đó chỉ có 37 ca. Một ngày sau số ca đã tăng lên 407. Các quan chức Trung Quốc cũng thừa nhận đã báo cáo không đúng tình hình dịch.

Ngày 22 tháng 4, các trường học tại Hồng Kông dần được mở cửa.

Ngày 23 tháng 4, Bắc Kinh thông báo tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở sẽ được đóng cửa trong hai tuần. Vài ngày trước đó, một số trường thuộc Đại học Bắc Kinh đã đóng cửa khi một số sinh viên nhiễm bệnh. WHO ra khuyến cáo hạn chế đi lại với Bắc Kinh, Toronto và tỉnh Sơn Tây.[29][30]

Ngày 25 tháng 4, chính quyền thành phố Đài Bắc đóng cửa chi nhánh Bệnh viện Thành phố Đài Bắc, cách ly 930 nhân viên và 240 bệnh nhân trong 2 tuần.[31] Những người này sau đó được chuyển đi nơi khác và tòa nhà được khử trùng.

Ngày 24 tháng 4, chính quyền Hồng Kông thông báo gói cứu trợ 11,8 tỷ HKD nhằm hỗ trợ ngành du lịch, giải trí, bán lẻ và phục vụ nhà hàng bị ảnh hưởng bởi dịch; gói cứu trợ gồm việc miễn các khoản phí liên quan tới du lịch và giao thông vận tải, cùng với 1 tỷ HKD dành cho việc quảng bá du lịch ở nước ngoài. Gói cứu trợ cũng bao gồm việc giảm lãi suất và hoàn thuế thu nhập.

Ngày 26 tháng 4, Ngô Nghi được thông báo sẽ thay chức Bộ trưởng Y tế Trung Quốc của Trương Văn Khang.

Ngày 26–27 tháng 4, giới chức Trung Quốc cho đóng cửa các rạp hát, vũ trường và các địa điểm giải trí khác tại Bắc Kinh, khi mà số người chết tại đây tiếp tục tăng và có nguy cơ trở thành khu vực chịu ảnh hưởng nhất cả nước, hơn cả tỉnh Quảng Đông. Tỷ lệ lây nhiễm đến thời điểm này đã bắt đầu giảm, khi Quảng Đông chỉ còn ghi nhận 3 ca nhiễm mới trong hai ngày cuối tuần. Ảnh hưởng về kinh tế bắt đầu trở nên trầm trọng khi các cửa hàng, nhà hàng, chợ, quán bar, trường học và nhiều cơ sở khác phải đóng cửa, còn một số cơ quan chính phủ và các ngân hàng nhà nước phải làm việc với số nhân viên tối thiểu.

Ngày 28 tháng 4, WHO tuyên bố Việt Nam đã hết dịch sau khi không có ca nhiễm nào mới trong 20 ngày.

Ngày 29 tháng 4, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN và thủ tướng Trung Quốc tham dự cuộc họp thượng đỉnh bất thường tại Bangkok, Thái Lan để thảo luận về vấn đề dịch SARS. Trong số các quyết định được đưa ra có việc thành lập một lực lượng tác chiến cấp bộ và thực hiện rà soát y tế đồng bộ trước khi khởi hành tại các sân bay.

Ngày 30 tháng 4, WHO dỡ bỏ cảnh báo đi lại với Toronto. Quyết định được đưa ra do WHO "hài lòng với các biện pháp của chính quyền địa phương để ngăn chặn SARS". Các quan chức Canada cũng cho biết sẽ tăng cường rà soát tại các sân bay.[32]

May 2003

On May 3, the 2003 FIFA Women's World Cup was abruptly moved to the United States due to the outbreak. China maintained its automatic qualification and later hosted the Women's World Cup 4 years later.

On May 4, the newly infected number of people in Hong Kong dropped to a single digit.

On May 19, the WHO Annual Meeting was held in Geneva. Hong Kong pushed for the Tourism Warning to be lifted.

On May 20, the WHO refused to lift the Tourism Warning for Hong Kong and Guangdong.

On May 23, after a recount of the number of SARS patients, the WHO lifted the Tourism Warning for Hong Kong and Guangdong.

On May 24, the number of newly infected patients reached zero for in Hong Kong, the first time since the outbreak in the territory in March.

On May 24, a new cluster of about 20 suspected patients was reported in Toronto.

By May 29, more than 7,000 people were instructed to quarantine themselves in Canada by authorities seeking to control the potential spread of the SARS outbreak.[33]

On May 31, Singapore was removed from WHO's list of 'Infected Areas'.

June 2003

On June 23, Hong Kong was removed from WHO's list of 'Affected Areas', while Toronto, Beijing, and Taiwan remained.

On June 27, the World Health Organization stated that the world population should be SARS-free within the next two to three weeks, but warned the disease could emerge in China next winter.[cần dẫn nguồn]

July 2003

On July 5, WHO declared the SARS outbreak contained and removed Taiwan from the list of affected areas. There had been no new cases for 20 days although around 200 people were still hospitalized with the disease.

September 2003

On Sep 8, Singapore announced that a post-doctoral worker in a SARS research lab in the National University of Singapore had contracted the disease while working on the West Nile virus but recovered shortly thereafter. It was suspected that the two viruses mixed while he was doing his research.

October/November 2003

The Hong Kong Harbour Fest was organized and held from 17 October to 11 November 2003 as part of an HK$1 billion program to revive the economy of Hong Kong after the SARS. It was a government underwritten event organized by InvestHK, under the auspices of the Economic Relaunch Working Group, in collaboration with the American Chamber of Commerce.

December 2003

On Dec 10, a researcher in a SARS lab in Taiwan was found infected with SARS after returning from Singapore attending a medical conference, 74 people in Singapore were quarantined but none of them were infected.

On Dec 27, China announced the first suspected case of SARS in six months in Guangdong in an individual who was not a SARS researcher.

January 2004

January 2: Shenzhen's bid for the 2009 Summer Universiade was cancelled, and announced a bid for the 2011 Summer Universiade by FISU.

January 5: China confirmed that the case reported in December was a case of wild source SARS. The Philippines announced a possible case in a person just returned from Hong Kong.

January 7: The Philippines announced that their possible SARS case was just pneumonia. In China, Asian palm civets were culled in markets (the civets were thought to be a reservoir for the disease).

January 10: A restaurant worker in Guangdong was confirmed as the second wild source SARS since the outbreak was contained. Guangzhou was also the site of the first case in December and was thought to be the origin of the virus in the original outbreak. Three Hong Kong television reporters who visited SARS-related sites in Guangzhou were declared free of the disease.

January 17: China announced a third case of SARS in Guangzhou. WHO officials urged more testing to bring the three recently announced cases into line with their standards; however they also announced SARS virus had been detected by a WHO team in civet cages at the restaurant where the second case worked and in civet cages in the market.

January 31: China announced the fourth case of SARS as a 40-year-old doctor from the southern city of Guangzhou, and gave his family name as Liu. He was discharged when the announcement was made.

April 2004

SARS broke out again in Beijing and in Anhui Province. On April 22, China announced that a 53-year-old woman had died on April 19, its first SARS death since June. One person died and nine were infected in the outbreak which was first reported on April 22.[34] The first 2 infected cases involved a postgraduate student and a researcher at the National Institute for Viral Disease Control and Prevention (abbrev.: Institute of Virology) of the Chinese Center for Disease Control and Prevention; an additional 7 cases were diagnosed, which were linked with close personal contact with the student, the lab or with a nurse who treated the student.[35].

May 2004

May 1: Two additional confirmed cases of SARS and three additional suspected cases were reported in Beijing, all related to a single research lab, the Diarrhea Virus Laboratory in the CDC's National Institute of Virology in Beijing.[36] "The cases had been linked to experiments using live and inactive SARS coronavirus in the CDC's virology and diarrhea institutes where interdisciplinary research on the SARS virus was conducted."[37] The total number of cases was six, with four in Beijing and two in Anhui Province.

May 2: China announced the three suspected cases as genuine cases of SARS, bringing the total cases in a recent outbreak to nine. 189 people were released from quarantine.

May 18: As no new infections had been reported in a three-week period, WHO announced China as free of further cases of SARS, but "biosafety concerns remain".[38]

Subsequent status

Status of SARS as of May 15, 2005

In May 2005, Jim Yardley of the New York Times wrote:

"Not a single case of the severe acute respiratory syndrome has been reported this year [2005] or in late 2004. It is the first winter without a case since the initial outbreak in late 2002. In addition, the epidemic strain of SARS that caused at least 774 deaths worldwide by June 2003 has not been seen outside of a laboratory since then."[39]

See also

References

Citations

  1. ^ “How SARS terrified the world in 2003, infecting more than 8,000 people and killing 774”. businessinsider.com. 20 tháng 2 năm 2020.
  2. ^ “Summary of probable SARS cases with onset of illness from 1 November 2002 to 31 July 2003”. World Health Organization. 21 tháng 4 năm 2004.
  3. ^ “衛生署針對報載SARS死亡人數有極大差異乙事提出說明” (bằng tiếng Trung). 台灣衛生福利部疾病管制署.
  4. ^ “十年前SARS流行 346人感染73死亡” (bằng tiếng Trung). 公視.
  5. ^ Severe Acute Respiratory Syndrome (SARS) – multi-country outbreak – Update 6. Tổ chức Y tế Thế giới {www.who.int), truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020
  6. ^ Cyranoski, D. (2003). “China joins investigation of mystery pneumonia”. Nature. 422 (6931): 459. Bibcode:2003Natur.422..459C. doi:10.1038/422459b. PMID 12673214.
  7. ^ Rosenthal, E.; Altman, L. K. (27 tháng 3 năm 2003). “China Raises Tally of Cases and Deaths in Mystery Illness”. The New York Times. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2009.
  8. ^ “IDEESE Case: SARS”. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015.
  9. ^ Peter McGrath (12 tháng 2 năm 2013). “Scientists wait for next mass killer to spill over from nature” (Zhou is erroneously named Zhou Zoufeng in the article). The Yorkshire Post. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
  10. ^ Abraham, Thomas (2004). Twenty-first Century Plague: The Story of SARS. archive.org. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ a b c Khan, Ali S. & Patrick, William. (2016). “The Next Pandemic.” New York: PublicAffairs.
  12. ^ Low, Donald (2004). Learning from SARS: Preparing for the Next Disease Outbreak: Workshop Summary. tr. 63–71.
  13. ^ Yeoh, En-Lai (9 tháng 4 năm 2003). “Singapore Woman Linked to 100 SARS Cases”. Associated Press.
  14. ^ “Update: Outbreak of Severe Acute Respiratory Syndrome --- Worldwide, 2003”. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015.
  15. ^ Koh, D.; Lim, M. K. (1 tháng 8 năm 2003). “SARS and occupational health in the air”. Occupational and Environmental Medicine (bằng tiếng Anh). 60 (8): 539–540. doi:10.1136/oem.60.8.539. ISSN 1351-0711. PMC 1740596. PMID 12883012.
  16. ^ “Closure of schools: Joint Press Release by MOE and MOH”. NAS. 26 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2020.
  17. ^ Severe Acute Respiratory Syndrome - Press briefing, 1 tháng 4 năm 2003, www.who.int, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020
  18. ^ “Phased Reopening of Schools”. NAS. 5 tháng 4 năm 2003. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2020.
  19. ^ Keith Bradsher With Lawrence K. Altman: Asian Officials Say Mysterious Disease May Be Here to Stay 9 tháng 4 năm 2003 www.nytimes.com, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020
  20. ^ "Church Member Dies of SARS", 11 tháng 4 năm 2003, lds.org, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020
  21. ^ “Panic as China's SARS toll rises”. www.theage.com.au. 12 tháng 4 năm 2003. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015.
  22. ^ Doctor accuses China of covering up SARS outbreak
  23. ^ Tin được đưa trên chương trình The Early Show của CBS Tatiana Morales: American Family Affected By SARS 11 tháng 4 năm 2003, www.cbsnews.com, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020
  24. ^ “American SARS boy back home [SOUTHCN.COM]”. www.newsgd.com. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015.
  25. ^ “CNN.com - Timeline: SARS outbreak - Apr. 24, 2003”. edition.cnn.com. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015.
  26. ^ Sars illness 'not under control' 11 tháng 4 năm 2003, bbc.co.uk, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020
  27. ^ Scientists claim SARS breakthrough 14 tháng 4 năm 2003, lưu trữ từ www.abc.net.au, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020
  28. ^ Coronavirus never before seen in humans is the cause of SARS Unprecedented collaboration identifies new pathogen in record time Geneva, 16 tháng 4 năm 2003, www.who.int, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020
  29. ^ 10 tips to prevent coronavirus smilingsquad.com
  30. ^ 10 tips to prevent coronavirus 10 tháng 2 năm 2020 smilingsquad.com, truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020
  31. ^ Chang Yun-ping (25 tháng 4 năm 2003). “SARS epidemic: Taipei City closes down hospital”. Taipei Times. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
  32. ^ Toronto travel warning lifted 30 tháng 4 năm 2003, news.bbc.co.uk, truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020
  33. ^ Cohen, Tom (29 tháng 5 năm 2003). “Canada Broadens Definition of SARS Cases”. Kansas City Star. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2004.
  34. ^ Zhang, Feng (2 tháng 7 năm 2004). “Officials punished for SARS virus leak”. China Daily (2004–07–02).
  35. ^ Stephenson, Joan (2 tháng 6 năm 2004). “SARS in China”. JAMA. 291 (21): 2534. doi:10.1001/jama.291.21.2534-d.
  36. ^ Liang, WN; và đồng nghiệp (2006). “Severe acute respiratory syndrome--retrospect and lessons of 2004 outbreak in China”. Biomed Environ Sci. 19 (6): 445–51. PMID 17319269.
  37. ^ Zhang, Feng. “Officials punished for SARS virus leak”. China Daily. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2020.
  38. ^ WHO. “China's latest SARS outbreak has been contained, but biosafety concerns remain – Update 7”. World Health Organization. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2020.
  39. ^ Jim Yardley: After Its Epidemic Arrival, SARS Vanishes 15 May 2005 New York Times, accessed 22 January 2020

Sources

Bản mẫu:Health in the People's Republic of China