Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chế Bồng Nga”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 52:
'''Po Binasuor''' hay còn được biết đến rộng rãi hơn với tên gọi '''Chế Bồng Nga'''<ref group="Ghi chú">''Bunga'' trong tiếng Mã Lai có nghĩa là 'hoa' và "Chế" là phiên âm tiếng Việt của ''Cei'', một từ có nghĩa là "chú, bác" trong tiếng Chăm và thường được sử dụng để chỉ các vị tướng.</ref> ([[Hán-Việt]]: 制蓬峩, ? - 23 tháng 1 năm 1390 ÂL{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=282}}), theo cách gọi của người [[Người Ê Đê|Ê Đê]] và [[người Giarai|Giarai]] tại vùng [[Tây Nguyên]] là '''R'čăm B'nga''' (''Anak Orang Cham Bunga'', nghĩa là "Bông hoa ánh sáng của người Champa") '''Bhinethuor''', '''Che Bunga''' hay '''A Đáp A Giả''' ([[chữ Hán]]: 阿荅阿者, ''Ngo-ta Ngo-che'') trong các tài liệu Trung Hoa, là tên hiệu của vị vua thứ ba thuộc [[Vương triều Chăm Pa thứ Mười hai|vương triều thứ 12]] (tức là vị vua đời thứ 39) của nhà nước [[Chiêm Thành]]. Là một vị vua kiệt xuất, có tài võ bị, trong thời gian cầm quyền, ông đã chấn hưng nhà nước Chiêm Thành từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh.
 
Trong giai đoạn 1367–1389, ông từng 12 lần đưa quân [[Chiến tranh Việt-Chiêm 1367-1396|Bắc phạt Đại Việt]] nhằm tái chiếm các vùng đất [[Châu Ô]] và [[Châu Lý]] vốn được chuyển giao sang chính quyền Đại Việt trong thời gian cai trị của vua [[Chế Mân]]. Năm 1377, vua [[Trần Duệ Tông]] dẫn đại quân phản công vào đất Chiêm. Chế Bồng Nga nhử quân Đại Việt đến [[thành Đồ Bàn]], rồi đổ phục binh ra giết vua Trần Duệ Tông cùng phần lớn quân Việt. Thắng lợi này khiến triều đình Đại Việt khiếp đảm, sau này hễ Chế Bồng Nga bắc tiến là thượng hoàng [[Trần Nghệ Tông]], các vua Trần sau Duệ Tông, và bình chương [[Hồ Quý Ly|Lê Quý Ly]] bỏ kinh thành chạy dài. Trong cuộc chiến này, ông đã có tổng cộng 3 lần đánh vào tận kinh đô [[Thăng Long]].

Năm 1389, ông tử trận sau khi trúng phải đạn tại trận Hải Triều. Cái chết của ông khép lại một trang hùng sử trong [[lịch sử Chăm Pa]]. Chế Bồng Nga được xem là vị vua vĩ đại cuối cùng của vương quốc Chăm Pa vì sau khi ông mất, nước Chăm không còn quật khởi như trước được nữa.{{sfn|Coedès|1968|p=237-238}}
 
==Sự nghiệp==