Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Enzym”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
 
== Danh pháp ==
Một enzyme thông thường có danh pháp là "tên cơ chất xúc tác" gắn với hậu tố -ase (một số tài liệu tiếng Việt phiên âm thành -aza) như [[lactase]] (phân giải [[lactose]]), [[maltase]] (phân giải đường [[Kẹo mạch nha|maltose]]).... Hoặc cũng có trường hợp là dạng phản ứng + -ase như [[RNA polymerase]] có chức năng xúc tác hình thành [[liên kết phosphodiester]] (một dạng [[liên kết cộng hóa trị]]) giữa các [[Nucleotide|RNA nucleotide]] tự do để hình thành nên chuỗi phân tử [[RNA]] (ribonucleic acid) (nói đơn giản là RNA polymerase xúc tác trùng hợp (polymeration) "[[Monome|monomer]]" nucleotide thành chuỗi [[Polyme|"polymer]]" RNA). Ngoài ra, còn có tình huống tên của enzyme không có hậu tố -ase nhưng vẫn mang ý nghĩa cho phản ứng mà nó xúc tác như [[pepsin]] (enzyme có ở dạ dày, có vai trò cắt [[protein]] thành những chuỗi [[Peptide|polypeptide]] ngắn hơn), [[Theodor Schwann]] (người đầu tiên phát hiện enzyme này) đã đặt là "pepsin" dựa vào gốc từ Hy Lạp πέψις ''pepsis'' nghĩa là "tiêu hóa" hay [[papain]] là một enzyme tìm thấy trong quả [[đu đủ]] (''Vasconcellea pubescens'', tiếng Anh: papaya) có hoạt tính protease...
 
== Phân loại và thành phần cấu tạo ==
Dòng 82:
 
Ngoài ra enzyme còn có domain điều hòa (''regulation site''). Đây là vị trí mà [[Chất ức chế enzym|chất ức chế không cạnh tranh]] (''uncompetitive inhibitor'') hoặc chất điều hòa dị lập thể liên kết. Do đó, domain điều hòa còn được gọi là miền điều hòa dị lập thể (''Allosteric site'').
 
=== Cơ chế tiếp nhận cơ chất ===
 
==== Mô hình Fischer ====
[[Tập tin:Lock and key.png|nhỏ|267x267px|Mô hình Fischer: Cơ chất chỉ có thể liên kết với enzyme có trung tâm hoạt động có cấu hình tương ứng với cơ chất.]]
Người ta nhận thấy, cơ chất (''substrate'') sẽ liên kết với enzyme đặc hiệu để tham gia [[Phản ứng hóa học|phản ứng]] đặc trưng tương ứng. Ví dụ: [[Saccarose|đường sucrose]] chỉ có thể do enzyme sucrase xúc tác thủy phân thành hai [[monosaccharide]] tương ứng là [[Glucose|đường glucose]] và [[Fructose|đường fructose]]; hay chất truyền tin trung gian [[acetylcholine]] bị phân hủy bởi enzyme [[acetylcholinesterase]] để tạo thành [[Axetyl|acetyl]] và choline... Để giải thích cho sự đặc hiệu này, [[Emil Fischer]] đã đề xuất giả thuyết "ổ khóa - chìa khóa" vào năm 1894. Enzyme có vai trò giống "ổ khóa" thể hiện qua vị trí liên kết có cấu trúc đặc hiệu mà chỉ có cơ chất đặc hiệu (đóng vai trò "chìa khóa") có cấu trúc không gian khớp với miền hoạt động của enzyme. Thuyết này có thể giải thích tính đặc hiệu của enzyme nhưng không thể giải thích được sự ổn định trạng thái chuyển tiếp mà enzyme có được.
 
== Chú thích ==