Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc phạt (1926–1928)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
==Bối cảnh==
[[File:Chiang1926.jpg|thumb|left|200px|[[Tưởng Giới Thạch]], Tổng tư lệnh Quốc dân Cách mệnh Quân nổi lên sau cuộc Bắc phạt với vai trò là nhà lãnh đạo Trung Quốc.]]
Năm 1911, [[khởi nghĩa Vũ Xương]] bùng nổ, dẫn tới các cuộc khởi nghĩa [[phản Thanh]] trên toàn Trung Quốc, còn gọi [[Cách mạng Tân Hợi]], năm sau [[Trung Hoa Dân Quốc]] được thành lập, [[Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc (1912)|chính phủ lâm thời Dân Quốc]] tại [[Nam Kinh]] và lãnh tụ [[quân Bắc Dương]] Thanh triều [[Viên Thế Khải]] đạt được [[nghị hòa Bắc Nam]], theo đó Viên Thế Khải thay thế [[Tôn Trung Sơn]] làm [[Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc|Đại Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc]] để đổi lấy sự thoái vị của Hoàng đế [[nhà Thanh]] [[Phổ Nghi]]. Để hạn chế quyền lực Viên, [[Thượng viện lâm thời Trung Hoa Dân Quốc]] (中华民国临时参议院) đã thông qua "Hiến pháp lâm thời Trung Hoa Dân Quốc" (中华民国临时约法 ''ước pháp lâm thời Trung Hoa Dân Quốc'') quy định chế độ nội các.
 
Năm 1913, cuộc [[bầu cử Quốc hội Trung Hoa Dân Quốc, 1912|bầu cử nghị viên quốc hội đầu tiên]] của Trung Hoa Dân Quốc đã thành công, [[Quốc dân đảng]], đại diện cho các lực lượng cách mạng ở phía Nam, đã giành được đa số nghị viện. Cán sự trưởng Quốc Dân Đảng [[Tống Giáo Nhân]] bị ám sát tại [[Thượng Hải]] khi đang trên đường đến Bắc Kinh để thành lập nội các. Quốc dân đảng khẳng định rằng Viên là chủ mưu của vụ ám sát, dẫn tới một loạt các [[Cách mạng thứ hai Trung Hoa Dân Quốc|cuộc chiến chống lại Viên]] và sau đó là [[chính phủ Bắc Dương]].
 
Ngày 12/12/1915, Viên Thế Khải trở thành [[Đế quốc Trung Hoa (1915–1916)|hoàng đế]], đặt niên hiệu là Hồng Hiến (洪憲). Vào ngày 25/12, [[Thái Ngạc]], [[Đường Kế Nghiêu]], [[Lý Liệt Quân]], tuyên bố Vân Nam độc lập tại Côn Minh và phát động [[Chiến tranh hộ quốc|phong trào hộ quốc]]. Năm 1916, [[Lưu Hiển Thế]] từ Quý Châu và [[Lục Vinh Đình]] từ Quảng Tây đã ủng hộ.
 
Trong những năm 1920, [[Chính phủ Bắc Dương]] có căn cứ tại Bắc Kinh được quốc tế công nhận là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, phần lớn đất nước không nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Bắc Dương, mà nằm dưới sự quản lý của quân phiệt địa phương. [[Quốc dân Đảng]] (KMT), đóng tại [[Quảng Châu]], mong muốn trở thành đảng giải phóng dân tộc. Kể từ khi kết thúc [[Phong trào Bảo vệ Hiến pháp]] (護法運動 ''vận động hộ pháp'') năm 1922, Quốc Dân Đảng đã củng cố lực lượng của mình để chuẩn bị cho một cuộc viễn chinh chống lại các quân phiệt phương Bắc ở Bắc Kinh, với mục tiêu thống nhất Trung Quốc.{{sfn|Taylor|2009|pp=30–37}} Sự chuẩn bị này bao gồm việc tận dụng sức mạnh chính trị và quân sự của Quốc Dân Đảng. Trước khi qua đời tháng 3/1925, [[Tôn Trung Sơn]], người sáng lập [[Trung Hoa Dân quốc]] và đồng sáng lập Quốc Dân đảng, người ủng hộ hợp tác Trung-Xô, dẫn tới [[Hợp tác Quốc Cộng|Mặt trận Thống nhất thứ nhất]] với [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] (CPC).{{sfn|Wilbur|1983|page=11}} Quân đội của Quốc Dân đảng là Quốc dân Cách mệnh Quân (NRA).{{sfn|Kwong|2017|pp=149–160}} [[Tưởng Giới Thạch]], người đã nổi lên như được Tôn Trung Sơn hỗ trợ trước năm 1922, được bổ nhiệm làm tư lệnh [[Trường Quân sự Hoàng Phố]] năm 1924, và nhanh chóng nổi lên như một ứng cử viên cho vị trí kế nhiệm của Tôn sau khi ông qua đời.{{sfn|Taylor|2009|page=41}}