Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ấn khả chứng minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
Dụng ngữ Thiền, '''Ấn khả chứng minh''' (zh. 印可證明; ja. ''inka shōmei''), cũng thường được gọi tắt là '''ấn chứng''' hay '''ấn khả''', là thuật ngữ thường dùng trong [[Thiền tông]]. Khi một ngườ thấy Tính ( Kiến Tính), ngộ ra bản tâm chân thật của mình, theo đúng pháp, vị này cần đến nhờ một vị Thiền sư minh nhãn(đã kiến tính) kiểm tra xem thật sự người ấy đã thấy tính chưa qua những sở ngộ mà vị ấy trình cho vị Thiền sư như các bài kệ tỏ ngộ, các kinh nghiệm giác ngộ, hay qua những cuộc pháp chiến với vị Thiền sư. Sau đó, nếu thấy vị này đã thật sự ngộ đạo và có chổ xuất cách, vượt ra khỏi suy nghĩ, hiểu biết thường tình, vị Thiền sư công nhận ấn chứng sự ngộ ấy là đúng. Trong trường hợp tự mình tu Thiền và ngộ đạo, không có thầy ấn chứng hay không có Thiền sư ngộ đạo ở nơi mình ở, người tu có thể tự dùng các Kinh Điển như Kinh Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Lăng Già..., các bản ngữ lục như: Truyền Đăng Lục, Chí Nguyệt Lục đọc để tự ấn chứng với tâm tương ưng không chút nghi ngờ, ngăn cách. Tương truyền, Thiền sư Hám Sơn Đức Thanh tự tham Thiền và ngộ đạo, vì không có thầy ấn chứng nên sự tự dùng kinh Lăng Nghiêm đọc tụng suốt 8 tháng để tự ấn chứng.
 
Với sự ấn chứng, vị Thiền sư công nhận người đệ tử đã ngộ đạo, nhận ra bản tâm thanh tịnh của mình rồi và ứng dụng nó vào thực tiễn, sống với bản tâm thanh tịnh ấy, liễu thoát sinh tử. Và bắt đầu từ đó, người đệ tử có thể bắt đầu tùy duyên hoằng pháp giúp người ngộ đạo và ấn chứng cho người khác khi họ đạt đạo. Tuy nhiên, ấn chứng không đồng nghĩa với việc một người đã kết thúc hành trình tu ngộ của mình. Bởi vì, mặc dù người ấy đã trực nhận ngộ rõ bản tâm chân thật thanh tịnh đồng với chư phật không khác của chính mình, nhưng phiền não, vọng tưởng đã tích lũy từ vô lượng kiếp đến nay vẫn còn, vì vậy cần phải bảo nhậm công phu, diệt trừ hết. Một khi diệt trừ hết tất cả những tập khí này rồi thì diệu dụng, ứng dụng, thần thông, trí huệ của Tự tính mới sáng tỏ, tràn đầy, không chút ngăn ngại. Về điều này, Thiền sư [[Trung Phong Minh Bản]] có nói trong quyển Trung Phong Pháp Ngữ như sau: <blockquote>Có người hỏi Thiền sư Trung Phong : Đã ngộ(Kiến tính) rồi đâu cần tu nữa.
Nếu những vị thầy sử dụng [[công án]] (zh. 公案, ja. ''kōan'') trong chương trình giảng dạy thì việc ấn khả có nghĩa là thiền sinh đã giải tất cả những công án và vị thầy đã hài lòng với các kết quả đạt được. Nếu vị thầy không sử dụng công án thì sự ấn khả đồng nghĩa với sự hài lòng của vị thầy về mức độ thông đạt chân lý của đệ tử. Chỉ sau khi được ấn khả và khi những yếu tố quan trọng khác - ví như khả năng am hiểu người để hướng dẫn họ - đã sẵn có hoặc đã tu luyện thành đạt thì người được ấn khả này mới được hướng dẫn môn đệ trên thiền đạo và tự gọi mình là [[Pháp tự]] (zh. 法嗣) của vị thầy và mang danh hiệu Lão sư (zh. 老師, ja. ''rōshi''). Nhưng ngay khi tất cả những điều kiện trên đã đạt và thiền sinh đã được ấn khả thì việc này không có nghĩa rằng thiền sinh đã chấm dứt việc tu tập trên con đường thiền. Càng nhìn rõ xuyên suốt thiền sinh càng thấy rằng việc tu tập thiền không bao giờ đến nơi cùng tận và kéo dài vô số kiếp. Thiền sư [[Đạo Nguyên Hi Huyền]] bảo rằng ngay cả Phật Thích-ca cũng còn đang trên đường tu tập.
 
Sư đáp: Tập khí do nhiều kiếp huân tập không thể nhất thời sạch hết, nên cần phải tu. Tu đến vô-tu sau đó mới đồng với Chư Phật.</blockquote>
Với sự ấn chứng, vị thầy xác định rằng thiền sinh đã ít nhất đạt được cấp bậc [[Kiến tính]] (zh. 見性, ja. ''kenshō'') như chính mình và từ nay có thể tự đứng vững một mình. Theo truyền thống của Thiền tông thì vị thầy lúc nào cũng phải cố gắng dạy học trò vượt hẳn chính mình (về mặt giác ngộ). Nếu trình độ của đệ tử chỉ bằng thầy thì nguy cơ tâm ấn suy tàn trong những thế hệ sau rất lớn.
 
==Tham khảo==