Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vệ Thanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1:
'''Vệ Thanh''' ([[Trung văn giản thể]]: 卫青, [[Trung văn phồn thể|phồn thể]]: 衛青, ?-[[106 TCN]]), còn gọi là '''Trịnh Thanh''', nguyên là người huyện Bình Dương, Hà Đông<ref>Nay nằm ở phía tây nam Lâm Phần, [[Sơn Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>, [[Tên chữ (người)|tên tự]] là '''Trọng Khanh''' (仲卿), là tướng lĩnh [[nhà Hán]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], em trai của hoàngHoàng hậu [[Vệ Tử Phu]]. Dưới thời [[Hán Vũ Đế]], ông vào cung làm thị vệ, trải qua các chức vụ Kiến Chương giám, Thị trung, Thái trung đại phu, Xa kị tướng quân rồi Quan nội hầu, Đại tướng quân và [[Đại tư mã]], đồng thời được [[Hán Vũ Đế]] phong tước Trường Bình hầu, thực ấp lên tới 16700 hộ, ngoài ra Vũ Đế còn đem Bình Dương công chúa gả cho Vệ Thanh.
 
Trong những năm từ 129 TCN đến 119 TCN, Vệ Thanh từng bảy lần đại thắng quân [[Hung Nô]] ở phía bắc, lập được công to cho triều đình. Ông qua đời vào năm 106 TCN, được truy tôn là Trường Bình Liệt hầu, con cháu tiếp tục được kế tập tước hầu. Vệ Thanh được xem là một trong các đại danh tướng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, cùng với [[Bạch Khởi]], [[Hàn Tín]], [[Lý Tĩnh]], [[Nhạc Phi]] và [[Từ Đạt]], do có công đánh quân rợ phía bắc mở rộng bờ cõi cho nhà Hán và là tấm gương cho các tướng lĩnh đời sau.
Dòng 12:
Mùa xuân năm 139 TCN, chị khác cha của Vệ Thanh là [[Vệ Tử Phu]] được nạp làm cung phi cho [[Hán Vũ Đế]]<ref name="ReferenceB">{{chú thích web|author=Tư Mã Thiên|title=Sử ký Tư Mã Thiên, quyển 111, Vệ tướng quân phiêu kị tướng quân liệt truyện|url=http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%E5%8D%B7111|accessdate=07/01/2013}}</ref>, Vệ Thanh cũng được vào cung làm chức Cấp sự kiến chương doanh, làm việc ở cung Kiến Chương.
 
Vũ Đế ngày càng sủng ái Vệ Tử Phu khiến hoàngHoàng hậu [[Trần Kiều]] vô cùng đố kị. Để trả thù, mẹ Trần Hoànghoàng hậu là [[Công chúa Quán Đào|Quán Đào]] công chúa cho bắt nhốt Vệ Thanh vào ngục tống giam, chuẩn bị giết ông. May thay người bạn thân của Vệ Thanh là [[Công Tôn Ngao]] cứu thoát. [[Hán Vũ Đế]] biết được tin này, rất tức giận, bèn theo ý của Vệ Tử Phu, triệu tập Vệ Thanh, thấy người cao lớn, giỏi võ nghệ, bèn cho làm Kiến Chương giám, thống lĩnh đội cận vệ, hàm Thị trung và thăng Vệ Tử Phu làm phu nhân, đồng thời chọn người anh trưởng của Vệ Thanh là [[Vệ Trường Quân]] làm Thị trung.
 
Theo sự tích, một lần Vệ Thanh vào cung, gặp một người tội phạm. Người này thấy cốt cách của Vệ Thanh, đoán rằng về sau Vệ Thanh sẽ được phong hầu.
 
Về sau, do muốn hạn chế quyền lực của thân tộc họ Lưu nên Vũ Đế ngày càng trọng dụng thân tín bên ngoại thích. Do đó Vệ Thanh càng được tin tưởng, thăng dần tới chức Thái Trung đại phu<ref name="ReferenceB"/>. Về sau Vũ Đế phế truất Trần Hoàng hậu và lập Vệ Tử Phu làm hoàngKế hậu, nên nhà họ Vệ cũng được hiển quý<ref>{{chú thích web|author=Tư Mã Thiên|title=Sử ký, quyển 49: Ngoại thích thế gia|url=http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%E5%8D%B7049|accessdate=01/07/2013}}</ref>.
 
Năm 129 TCN, chồng của Bình Dương công chúa là Tào Thọ qua đời, công chúa muốn cải giá. Có người khuyên công chúa lấy Vệ Thanh, nhưng công chúa ngần ngại vì Vệ Thanh vốn chỉ là thị vệ trong nhà mình, bèn đi gặp [[Vệ Tử Phu|Vệ hoàng hậu]] hỏi ý kiến. Vệ hoàng hậu lập tức tán thành, muốn gia đình mình với hoàng tộc càng thân thiết hơn, bèn nói lại với [[Hán Vũ Đế]]. Vũ Đế rất mừng vì việc này, bèn hạ chiếu cho Vệ Thanh kết duyên với công chúa Bình Dương. Trước đó Vệ Thanh đã có ba người con trai là [[Vệ Kháng]], [[Vệ Bất Nghi]] và [[Vệ Đăng]], sau cũng có với Bình Dương thêm một người con gái.
 
== Bảy lần thắng Hung Nô ==
Dòng 58:
Năm 106 TCN, Vệ Thanh lâm bệnh qua đời, được truy tặng thụy hiệu là Trường Bình Liệt hầu. Tính từ khi được sung vào cung năm 139 TCN đến khi mất, ông hoạt động được hơn 30 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Thi hài ông được an táng cùng Bình Dương Công chúa ở núi Tượng Lô.
 
Từ sau cái chết của Vệ Thanh, [[Vệ Tử Phu|Vệ hoàng hậu]] và thái tử Lưu Cứ mất đi chỗ dựa, bị các quần thần tìm cớ hãm hại<ref>{{chú thích web|author=Tư Mã Quang|title=Tư trị thông giám, quyển 22, Hán kỉ, quyển 14|url=http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7022|accessdate=02/07/2013}}</ref>. Kết quả là năm 91 TCN, vụ án Vu Cổ xảy ra, hoàngHoàng hậu và thái tử đều bị hại sau án Vu Cổ. Con trai ông là Vệ Kháng (được kế tập tước hầu) cũng bị vu khống là có dính dáng vào việc này nên cũng bị giết. Hai người con còn lại cũng bị liên lụy và bị tước bỏ tước vị. Mãi đến đời [[Hán Tuyên Đế]], gia tộc họ Vệ mới được phục hồi lại thân phận. Sang đời [[Hán Bình Đế]], người chắt của Vệ Thanh là [[Vệ Huyền]] được phong chức Thị trung và Quan nội hầu.
 
== Đánh giá ==
 
Dường như [[Tư Mã Thiên]] không mấy có thiện cảm với Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh. Trong [[Sử ký Tư Mã Thiên|Sử ký]], ''Vệ Tướng quân Phiêu kị tướng quân liệt truyện'', Tư Mã Thiên cho rằng Vệ Thanh vốn dĩ là ngoại thích, xuất thân thấp hèn, là đứa con không chính thống, chỉ nhờ vào thế lực của hoàngHoàng hậu mà được trọng dụng, thậm chí còn miêu tả ông như một con người có tác phong mềm yếu và không đánh giá cao chiến công của ông. Các sử giá đời sau cũng đánh giá [[Tư Mã Thiên]] đối với Vệ Thanh có thái độ bất công, có thể là do sự uất ức của ông này trong vụ việc của Lý Quảng Lợi<ref>Lý Quảng Lợi là anh vợ Hán Vũ Đế, thuộc dòng ngoại thích. Lý Quảng Lợi và Lý Lăng bị thua quân [[Hung Nô]], [[Hán Vũ Đế]] và các quan cho rằng tội trạng thuộc về Lý Lăng. Chỉ mình Tư Mã Thiên bênh vực. Hán Vũ Đế bèn thiến Thiên</ref> mà có sự căm ghét đối với những người thuộc ngoại thích. Thậm chí Tư Mã Thiên còn ám chỉ việc ông được trọng dụng không phải do tài năng mà do thế lực hoàngHoàng hậu trong mục Nịnh hạnh truyện<ref>{{chú thích web|author=Tư Mã Thiên|title=Sử ký, quyển 125: Nịnh hạnh liệt truyện|url=http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%E5%8D%B7125|accessdate=02/07/2013}}</ref>.
 
Tuy nhiên trong phần Hoài Nam Hành Sơn liệt truyện, Tư Mã Thiên lại đánh giá cao phẩm chất của Vệ Thanh qua việc việc viết việc thủ hạ của Hoài Nam vương khen ngợi tính cách của ông<ref>{{chú thích web|author=Tư Mã Thiên|title=Sử ký, quyển 118: Hoài Nam Hành Sơn liệt truyện|url=http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%E5%8D%B7118|accessdate=02/07/2013}}</ref>. Nhiều tướng lĩnh nổi danh đời sau như [[Tào Chương]] (đời [[Tam Quốc]], con trai [[Tào Tháo]]), [[Lý Tịnh|Lý Tĩnh]] (đời [[nhà Đường]]) hay [[Nhạc Phi]], [[Tông Trạch]], [[Tô Tuấn]] (cha [[Tô Đông Pha]]) (đời [[nhà Tống]]), [[Thích Kế Quang]] (đời [[nhà Minh]]) đều đánh giá cao về công lao, tài năng cầm quân và phẩm chất của Vệ Thanh.