Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ viết tiếng Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tusado (thảo luận | đóng góp)
Tusado (thảo luận | đóng góp)
Dòng 62:
 
Các thanh thuộc bậc âm được ghi bằng một dấu nhỏ hình nửa vòng tròn, các thanh thuộc bậc dương được ghi bằng một dấu nhỏ hình vòng tròn. Để biểu thị thanh bình, dấu thanh được đặt bên cạnh “chân trái” của chữ, với thanh thướng dấu thanh được đặt bên canh “vai trái” của chữ, với thanh khứ dấu thanh được đặt bên cạnh “vai phải” của chữ, với thanh nhập dấu thanh được đặt bên cạnh “chân phải” của chữ.<ref name="Nguyễn Quang Hồng. Khái luận văn tự học chữ Nôm. Trang 483."/>
 
==Giả thuyết về chữ viết tiếng Việt thời cổ đại==
Trong sách ''Thanh Hoá quan phong'' (清化觀風) do Vương Duy Trinh (王維楨) biên soạn năm [[Thành Thái]] (成泰) thứ 15 (Tây lịch năm 1903) có chép lại "một khúc ca" "tiếng châu" bằng "chữ châu" được chú âm đọc và dịch sang tiếng Việt bằng chữ Nôm kèm theo danh sách 35 "Man mẫu tự" (蠻母字, nghĩa là chữ cái của người Man) cũng được chú âm đọc bằng chữ Nôm. Sách nói về "chữ châu" như sau (nguyên văn bằng [[chữ Nôm]], đoạn trích dưới đây đã được phiên âm sang [[Chữ Quốc ngữ|chữ quốc ngữ]]):
{{cquote|Tỉnh Thanh Hoá (清化) một châu quan (州關) có chữ là lối chữ thập châu (十州) đó. Người ta thường nói rằng nước ta không có chữ, tôi nghĩ rằng không phải thập châu vốn là đất nước ta, trên châu còn có chữ lẽ nào mà dưới chợ lại không. Lối chữ châu (州) là lối chữ nước ta đó. Nay xem chữ châu với chữ Xiêm (暹, ''tức [[chữ Thái]]''), chữ Lào (牢), chữ Mãn (滿, ''tức chữ Mãn Châu'') cùng với chữ Lang Sa (浪沙, ''tức [[Pháp]], ám chỉ [[chữ Latin]]'') tuy rằng viết dọc viết ngang có khác dạng cũng là một lối chữ loan hoàng khoa đẩu (鸞凰蝌蚪) đời xưa. Trung Quốc từ người [[Lý Tư]] (李斯) đời [[nhà Tần]] (秦) trở về sau hay có người thay đổi làm lối khác, mà nước ta nội thuộc kể đã nghìn dư năm, từ vua [[Sĩ Tiếp|Sĩ vương]] dạy lấy chữ Trung Quốc mà lối chữ nước ta bỏ đi hết. Thập châu bởi là nơi biên viễn cho nên lối chữ ấy hãy còn.}}
 
Một số người đã cho thứ ''chữ châu'' được nói đến trong ''Thanh Hoá quan phong'' là chữ Việt cổ. Kỳ thực chữ châu trong ''Thanh Hóa quan phong'' là một trong tám dạng chữ viết của người Thái, cải biên từ [[chữ Phạn]], lưu hành ở vùng núi [[Thanh Hóa]], [[Nghệ An]].<ref>Phan Anh Dũng, [http://hannom.vass.gov.vn/noidung/TapChi/Pages/baiviet.aspx?ItemID=289 "Về chữ Thái trong tác phẩm Thanh Hoá quan phong"], Tạp chí Hán Nôm, số 2(99), năm 2010, bản lưu trên trang web Viện nghiên cứu Hán Nôm. Truy cập ngày 07 tháng 07 năm 2013.</ref>
 
Cuối [[thế kỷ XX]] đầu [[thế kỷ XXI]], một người tên là Đỗ Văn Xuyền tự nhận là tìm ra và giải mã được "chữ Việt cổ" <ref>Phạm Ngọc Dương, [http://vtc.vn/394-282938/phong-su-kham-pha/nguoi-50-nam-giai-ma-chu-cua-to-tien-nguoi-viet.htm "Người 50 năm giải mã chữ của tổ tiên người Việt"], VTC News. Truy cập ngày 07 tháng 07 năm 2013.</ref>, nêu trong cuốn sách ''Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ'' ra mắt tháng 1/2013 <ref>[http://huc.edu.vn/chi-tiet/476/Van-Lang-thoi-Hung-Vuong-da-tung-co-chu-viet-rieng.html Văn Lang thời Hùng Vương đã từng có chữ viết riêng?]. Đại học Văn Hoá Hà Nội, 2013. Truy cập 19/12/2016.</ref>. Theo đó, ''Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Bảo tồn Chữ Việt Cổ'' đã giới thiệu là <ref>[http://chuvietcolacviet.org.vn/nghiencuu/detail/giai-ma-chu-viet-co-127.html Giải mã Chữ Việt Cổ]. Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Bảo tồn Chữ Việt Cổ, 08/05/2013. Truy cập 19/12/2016.</ref>:
:“Ngay từ trước Công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh - loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của [[Văn hóa Đông Sơn|thời kỳ Đông Sơn]] như: lưỡi cày, đặc biệt là trống đồng… cùng các hình vẽ, chữ viết trên [[Bãi đá cổ Sa Pa|đá cổ Sa Pa]], [[Bãi đá cổ Nậm Dẩn|Xín Mần]], Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ Khoa Đẩu <ref name= Rutherford >Scott Rutherford. ''Vietnam'', 2003, p230 "Although the lowland Vietnamese, the Kinh, lost their original written script after 1,000 years of Chinese domination, the Muong have nonetheless retained theirs. Known as khoa dau van, it is similar to Thai and Lao, which have Sanskrit..."</ref>. Đây là loại chữ lưu truyền từ [[Hùng Vương|thời Vua Hùng]], có hình dáng như những con nòng nọc <ref name= baidand group= "note">[[Bãi đá cổ Nậm Dẩn]], cùng với [[bãi đá cổ Sa Pa]], bãi đá [[Tả Phìn]] ([[Lào Cai]]), đều ở vùng ''ranh giới'' của [[vương quốc Đại Lý]] với nước Việt hồi năm 950-1100. Phân bố, sự tương tự phong cách tạo hình và mô típ đề tài của các hình ở các bãi đá gợi ý về liên quan đến thời kỳ lịch sử đó.</ref>.
 
Tuy nhiên, [[Học viện|học giả]] khác thì cho rằng cái gọi là "chữ Việt cổ" của ông Đỗ Văn Xuyền thực chất cũng chính là loại chữ Thái đã được nhắc đến trong ''Thanh Hoá quan phong'', Đỗ Văn Xuyền đã cố gò ép để loại chữ Thái này có thể dùng để ghi [[tiếng Việt]] được<ref>An Chi, [http://petrotimes.vn/news/vn/hoc-gia-an-chi-giai-dap/chu-viet-co-cua-ong-do-van-xuyen.html "Chữ 'Việt cổ' của ông Đỗ Văn Xuyền"], Năng lượng Mới. Truy cập ngày 07 tháng 07 năm 2013</ref><ref>An Chi, [http://petrotimes.vn/news/vn/hoc-gia-an-chi-giai-dap/chu-viet-co-cua-ong-do-van-xuyen-(tiep).html "Chữ "Việt cổ" của ông Đỗ Văn Xuyền (tiếp)"], Năng lượng Mới. Truy cập ngày 07 tháng 07 năm 2013.</ref>.
 
== Xem thêm ==