Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ viết tiếng Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tusado (thảo luận | đóng góp)
Tusado (thảo luận | đóng góp)
Dòng 55:
[[Tiếng Việt]] hiện nay có 6 [[thanh điệu]]: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và tương đối khó phát âm đối với những người mà [[tiếng Việt]] không phải là [[tiếng mẹ đẻ]]. Ngày nay, do sử dụng [[bảng chữ cái Latinh|ký tự Latinh]] (a, b, c…) của [[chữ Quốc ngữ]], việc giao tiếp ngôn ngữ trên [[internet]] trở nên dễ dàng hơn so với các bộ [[chữ tượng hình]] như [[chữ Nôm]], [[chữ Hán]]…
 
=== Dự thảo "Quốc âm tân tự" cho tiếng Việt===
Quốc âm tân tự (chữ Hán: {{linktext|國音|新|字}}) là một loại chữ viết biểu âm. Tên gọi “Quốc âm tân tự” có nghĩa mặt chữ là chữ quốc âm mới (quốc âm là tên gọi cũ của tiếng Việt). Hiện còn hai bản viết tay cổ (mỗi bản có bốn tờ) của cùng một văn bản có tên là ''Quốc âm tân tự'' (國音新字) viết về loại chữ này đang được lưu giữ tại [[Viện Nghiên cứu Hán Nôm]] Việt Nam. Trong văn bản ''Quốc âm tân tự'' không có thông tin cho biết ngày tháng năm cụ thể tác phẩm này được viết ra. Căn cứ vào việc trong lời tựa của tác phẩm chữ “華” (''hoa'') trong tên gọi “中華” (''Trung Hoa'') đã được [[tị huý]] bằng cách bỏ không viết nét cuối của chữ này (nét sổ) thì có thể đoán rằng văn bản này được viết dưới thời vua [[Thiệu Trị]] (Mẹ vua Thiệu Trị tên là “[[Hồ Thị Hoa]]” 胡氏華). Cuối lời tựa của văn bản có dòng chữ “五星聚斗南城居士阮子書” (''Ngũ Tinh Tụ Đẩu Nam thành cư sĩ Nguyễn tử thư''). Qua dòng chữ này có thể biết rằng tác giả của ''Quốc âm tân tự'' là một cư sĩ mang họ Nguyễn (阮) ở thành Nam Định (南定) có biệt hiệu là Ngũ Tinh Tụ Đẩu (五星聚斗).<ref>Nguyễn Quang Hồng. Khái luận văn tự học chữ Nôm. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2008. Trang 476–478.</ref>