Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cô đầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 22:
Vào thời đại Joseon (bắt đầu từ thế kỷ thứ 14), dân chúng ở xứ sở Cao Ly đều rất tôn sùng đạo Phật. Ở những nơi đền chùa miếu mạo không chỉ vào những ngày lề hội, những ngày thường người dân cũng tập trung rất đông tại những nơi thiêng liêng này để cầu mong sự may mắn. Chính vì vậy mà xung quanh những đền chùa miếu mạo này mọc lên rất nhiều những quán trà phục vụ khách. Và để thu hút khách đến với quán của mình, người ta đã tuyển những cô gái xinh đẹp biết múa hát để biểu diễn phục vụ khách hàng. Dần dần loại hình này được mở rộng sang các loại hình khác như quán rượu và các kỹ viện.
 
Quả thực, việc ra đời loại hình kisaeng mới đã thu hút được sự chú ý của những đấng nam nhi của đất nước Cao Ly. Các hình thức nghệ thuật của kisaeng thời đại này phong phú dần, không chỉ có ca múa mà có nhiều thứ khác như trà đạo, ngâm thơ kể chuyện, cách đi đứng duyên dáng, trò chuyện lịch sự khéo léo, cách tiếp khách và đặc biệt là phải biết đánh [[đàn tranh]] 12 dây [[:en:gayageum|gayageum]] - và đàn tranh 6 dây
[[:en:geomungo|geomungo]] ... Tại nhiều kỹ viện, có những kisaeng được đào tạo từ bé. Lúc đầu các kisaeng chủ yếu phục vụ cho tầng lớp bình dân, về sau họ phục vụ cho cả tầng lớp thương nhân, thậm chí là cả giai cấp thống trị ở thời điểm đó.
Để trở thành một kisaeng thực thụ, thông thường những bé gái ngay từ tuổi khi còn nhỏ đã được gia đình gửi vào các trường đào tạo kisaeng. Ở đây họ phải học rất nhiều thứ, từ ngâm thơ đọc sách kể chuyện, múa cổ điển, hát các bài ca truyền thống, chơi 2 loại đàn tranh là gayageum và geomungo và làm thơ sijo- những loại hình văn hóa riêng của Triều Tiên. Ngoài ra các gisaeng cũng phải học , chơi trống, trà đạo, thư pháp, trò chuyện, trang điểm ... cho tới cách đi đứng yểu điệu, cách cúi người khi chào, cách tiếp rượu... Mỗi kisaeng đều phải khổ luyện để có thể trở thành một kỹ nữ tài năng. Bởi không chỉ cần có sắc đẹp, họ cần phải có tài thì mới mong tồn tại được trong xã hội Triều Tiên khi xưa. Vì thế họ là một bậc thầy về việc giữ gìn sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp và kiên trì trong luyện tập đến mức khó tin.
Dòng 31:
 
 
Vào thời [[nhà Lý]] ở Việt Nam, có ca kỹ họ Đào, rất vừa ý [[Lý Thái Tổ]] nên thường ban thưởng, từ đó các con hát hay được gọi là '''Đào nương'''<ref>[[Đại Việt Sử ký toàn thư]]: ''Mùa thu, [10a] tháng 8, định binh làm giáp, mỗi giáp 15 người, dùng một người quản giáp. Lại định các cấp bậc quản giáp (khi ấy có con hát là Đào thị, giỏi nghề hát, thường được ban thưởng. Người thời bấy giờ hâm mộ tiếng hát của Đào thị, phàm các con hát đều gọi là Đào nương).''</ref>. Tuy nhiên theo ''[[Công dư tiệp ký]]'', ''"Cuối đời nhà Hồ (1400 – 1407), có người con hát họ Đào quê ở làng Đào Xá, tỉnh Hưng Yên, lập mưu giết được giặc Minh. Khi nàng chết, dân nhớ ơn lập đền thờ, gọi thôn nàng ở là thôn ĐàoĐầu. Từ đấy những người đi hát được gọi là đàođầu"''.
 
Sang thời [[nhà Lê]], nghề con hát trở thành một dạng nghề hèn mạt, đánh đồng với [[nô lệ]], ai xuất thân từ nhà con hát đều không thể làm quan (như [[Đào Duy Từ]]). Cứ theo [[Việt sử tiêu án]], khi ấy các con hát ngoài gọi là '' đàođầu'', còn được gọi là ''Náo nương'' (鬧娘) hay '''Cô Náo''' (姑鬧), '''Náo Hát''' (鬧歌)... các danh xưng. Các con hát không biểu diễn ở cung đình vì thân phận thấp hèn, họ chỉ quanh quẩn ở các [[đình làng]] hay [[ca quán]] tại địa phương.
 
Vào thời [[nhà Nguyễn]], những ghi chép chi tiết về thú chơi cô đầu là vào những năm [[Pháp thuộc]] và ở phía Bắc, với địa danh nổi nhất là [[phố Khâm Thiên]]. Cô đầu sống thành từng nhóm, trong các nhà chứa khách đến hát [[ca trù]]. Thú chơi này mang nhiều tính tao nhã hơn là trò chơi thân xác, mua vui thông thường.