Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Kinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 146:
Xuyên suốt từ thời Tùy mạt Đường sơ cho đến khi Đại Đường cực thịnh, Kim Lăng đã dần dà trở thành trung tâm kinh tế của Giang Nam. Do sông Dương Tử nối liền ra biển, các thương nhân nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận nền kinh tế màu mỡ của nơi này. Dẫu cho cả nước có bị biến động như thế nào đi chăng nữa thì nền kinh tế của Kim Lăng vẫn ít khi bị ảnh hưởng - thậm chí là không bao giờ.
 
Khi Đường mạt, [[Ngũ Đại Thập Quốc]] tranh giành thiên hạ, một người [[Sa Đà]] họ Lý đã nhân cơ hội gầy dựng thế lực chiếm đóng Kim Lăng, dựng nên Nam Đường, một trong những "thập quốc" có thực lực lớn mạnh nhất. Kim Lăng đã là kinh sư của Nam Đường suốt thời Ngũ Đại Thập quốc cho đến khi Bắc Tống thu phục Nam Đường. Tào Bân lúc bấy giờ khi vào thành đã ra lệnh cấm chém giết hay cướp của bừa bãi trong thành, tích cực thu phục lòng dân ở khu vực này. Kim Lăng lấy lại tên cũ "Kiến Khang" và tiếp tục là trung tâm kinh tế của Đại Tống trong vòng 300 năm nữa.
 
Khi loạn[[Sự kiện Tĩnh Khang]] khiến [[Bắc Tống]] diệt vong, Khang Vương [[Tống Cao Tông|Triệu Cấu]] đã chạy xuống Quy Đức đăng cơ rồi nhanh chóng tiến xuống Kiến Khang định đô. Khi quân Kim tiến xuống phía nam, tướng [[Đỗ Sung]], một thuộc hạ của cố nguyên soái [[Tông Trạch]] đã dâng thành cho [[Hoàn Nhan Tông Bật]] làm quà xin hàng. Mất Kiến Khang đã khiến cho bộ tướng của Nhạc Phi bị chao đảo và khốn đốn, quân Tống cũng mất đi thành trì vững vàng nhất Giang Nam.
 
Tuy nhiên, vào năm Kiến Viêm thứ 4 thời [[Tống Cao Tông]], Nhạc gia quân cùng Hàn gia quân hai ngã thủy lục tiến đánh giành lại hết đất [[Giang Nam]] từ tay quân Kim. Nhưng do lo sợ khí thế của quân Kim mà kể từ đây, nhà Tống không dám định đô ở Kim Lăng mà lại đóng ở [[Lâm An]].
 
Khi quân Nguyên đánh Nam Tống, [[Tương Dương (thành cổ)|Tương Dương thành]] thất thủ thì Kiến Khang cũng theo tay quân Nguyên và mang tên mới là Tập Khánh. [[Nhà Nguyên]] cai trị không màng quan tâm tới phía Nam nên kinh tế dần kiệt quệ. Kim Lăng đã gần như hoang tàn mất đi phong độ đặc khu kinh tế của Giang Nam ngày nào.
 
Cuối đời [[Nhà Nguyên]], Kim Lăng trở thành căn cứ địa mới của [[Minh Thái Tổ|Chu Nguyên Chương]], thế lực quân phiệt lớn mạnh nhất thời kì đó, sau khi triều Minh được thành lập thì Kim Lăng được đổi tên mới là Nam Kinh và trở thành kinh đô của nhà Minh trong suốt thời gian trị vì của Thái Tổ Hồng Vũ đế Chu Nguyên Chương cũng như là cháu trai ông ta là Huệ đế [[Minh Huệ Đế|Chu Doãn Văn]]. Sau sự kiện [[Tĩnh Nan chi biến]] thì [[Minh Thành Tổ|Vĩnh Lạc đế]] quyết định dời đô về Bắc Bình (tức [[Bắc Kinh]]) nhưng Nam Kinh vẫn giữ được vị thế thủ phủ kinh tế, chính trị quan trọng của vùng Giang Nam trong suốt thời [[Nhà Minh]].
 
Vào thời[[Nhà Thanh]], Nam Kinh trở thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa [[Thái Bình Thiên quốc]] do [[Hồng Tú Toàn]] lãnh đạo và mang tên gọi là Thiên Kinh.
 
Đến thời chính quyền [[Trung Hoa Dân Quốc (1912–1949)]], Nam Kinh trở thành nơi đặt bộ máy chính quyền trung ương của nước [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân Quốc]] suốt từ năm 1927 đến khi [[Trung Quốc|Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] do chủ tịch [[Mao Trạch Đông]] lãnh đạo ra đời vào năm 1949.
 
==Hành chính==