Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Manga”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã khóa “Manga” ([Sửa đổi=Chỉ cho phép các thành viên tự động xác nhận] (hết hạn 09:30, ngày 22 tháng 3 năm 2020 (UTC)) [Di chuyển=Chỉ cho phép các thành viên tự động xác nhận] (hết hạn 09:30, ngày 22 tháng 3 năm 2020 (UTC)))
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 71:
Manga đầu tiên được mua bản quyền tại Việt Nam là ''[[Đôrêmon|Doraemon]]'' năm 1996<ref>{{Chú thích web| url = http://thethaovanhoa.vn/174N20101016064438165T133/nguyen-thang-vu-ong-bo-nuoi-cua-doremon-da-ra-di.htm| tiêu đề = Nguyễn Thắng Vu: Ông "bố nuôi" của Đôrêmon đã ra đi| tác giả 1 = Nguyễn Phú Cương | nhà xuất bản =Báo ''Thể thao & Văn hóa''}}</ref>, tiếp theo đó là ''[[Thám tử lừng danh Conan]]'' năm 2000<ref>''Thám tử lừng danh Conan'', tập 1, Nhà xuất bản Kim Đồng, năm 2000</ref>; cả hai đều được [[Nhà xuất bản Kim Đồng]] phát hành hợp pháp tại Việt Nam. Nhưng mãi cho đến năm 2003 khi Việt Nam ký [[Công ước Bern]], vấn đề bản quyền truyện tranh mới bắt đầu được quan tâm. Tính đến năm 2013, Việt Nam có 4 đơn vị xuất bản truyện tranh hợp pháp bao gồm [[Nhà xuất bản Kim Đồng]], [[Nhà xuất bản Trẻ]], [[TVM Comics]] và [[Vàng Anh Comics]]; trong đó 3/4 đơn vị có trụ sở đóng tại [[thành phố Hồ Chí Minh]]. Tuy nhiên, số lượng truyện tranh lậu tại Việt Nam vẫn chiếm áp đảo vì việc siết chặt khâu cấp giấy phép truyện tranh vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điển hình cho các nhà xuất bản phát hành truyện lậu là Việt Mỹ, Hồng Đức, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin cùng nhiều đơn vị lớn nhỏ khác, phần lớn có trụ sở ở miền Bắc. Tính đến năm 2013, giữ kỷ lục số lượng bản in mỗi tập lớn nhất cho tựa truyện chưa kết thúc thuộc về ''[[Thám tử lừng danh Conan|Conan]]'' với 100.000 bản in mỗi tập.
 
Hiện nay, tất cả Manga đang phát hành có bản quyền ở Việt Nam đều được in theo đúng chuẩn bản gốc bên Nhật Bản là từ phải sang trái. Kiểu viết và đọc [[Tiếng Nhật#Kiểu viết|tategaki]] được sử dụng trong manga tiếng Nhật là theo dọc viết theo chiều dọc, hàng từ phải sang trái, là kiểu viết truyền thống thời xưa của các ngôn ngữ đã và đang sử dụng [[chữ Hán]] và các biến thể của nó ([[Tiếng Trung Quốc|tiếng Trung]], [[Tiếng Triều Tiên|tiếng Hàn]] với [[Hanja]] , [[tiếng Nhật]] với [[kana]], [[tiếng Việt]] với [[chữ Nôm]]). Do cấu tạo của tất cả chữ Hán (và cả kana hay chữ Nôm) là các nét có thể được viết trong một diện tích vuông nhất định và kích thước của chữ không bị biến đổi, nên người viết có thể xếp thẳng đều các chữ trên một hàng dọc hoặc một hàng ngang. Lợi điểm rất lớn của kiểu viết này là nó chiếm rất ít diện tích theo bề ngang, nên câu thoại sẽ không chèn nhiều ra ngang tranh. Tuy nhiên, tiếng Việt hiện nay không còn sử dụng phổ biến chữ [[Hán Nôm|Hán-Nôm]] và không còn viết dọc từ phải sang trái theo truyền thống trước kia giống như [[Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long|Bia tiến sĩ Văn Miếu]] hay [[Truyện Kiều]] (bản gốc chữ Nôm), còn [[Chữ Quốc ngữ|chữ Quốc Ngữ]] hay [[chữ Latin]] lại đọc viết theo chiều ngang từ trái sang phải, kích thước ngang của một từ đơn là không cố định vì tuỳ thuộc lượng chữ cái của từ, mà kích cỡ chữ cái Latin lại không thể thu nhỏ được nên không thể xếp dọc được vì sẽ bị lệch hàng ([[Tiếng Triều Tiên|tiếng Hàn]] với [[Hangul|Hangeul]] lại khác ở việc các chamo có thể thu nhỏ lại để ghép nên một từ đơn nằm trong một diện tích vuông cố định giống như chữ Hán, nên tiếng Hàn với Hangeul có thể viết dọc). Vì thế người Việt phải đọc Manga theo một nghịch lý là "tranh nhìn từ phải sang trái, câu thoại đơn đọc từ trái sang phải" khiến cho người nếu mới tiếp cận manga sẽ khá là khó làm quen, trong khi người đọc mới ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc lại rất dễ dàng tiếp thu cách đọc kiểu dọc vì chữ của họ cũng có thể viết dọc.
 
== Chương trình giáo dục ==