Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bắc Nguyên
 
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 52:
[[Người Mông Cổ]] dưới sự lãnh đạo của [[Khả hãn]] [[Hốt Tất Liệt]] (trị vì 1260–94) của [[đến quốc Mông Cổ]] (1206–1368), một cháu trai của [[Thành Cát Tư Hãn]] (trị vì 1206–27), đã [[vương triều chinh phục|chinh phục]] toàn bộ Trung Quốc sau khi diệt [[Nam Tống]] vào năm 1276 và tiêu diệt phong trào kháng chiến Trung Hoa cuối cùng năm 1279. [[Nhà Nguyên]] của người Mông Cổ (1271–1368) cai trị toàn Trung Quốc trong khoảng một thê kỷ. Tuy nhiên, người Mông Cổ đã thống trị [[Bắc Trung Quốc]] trong hơn 140 năm, bắt đầu tư khi [[nhà Kim]] của người [[Nữ Chân]] bị tiêu diệt. Tuy nhiên, khi [[người Hán]] bản địa ở các vùng nông thôn phải trải qua các thiên tai như hạn hán, lũ lụt và nạn đói từ cuối thập kỉ 1340, và việc triều đình thiếu các chính sách ứng phó hiệu quả đã khiến họ đánh mất sự ủng hộ của người dân. Năm 1351, [[Hồng Cân quân]] bắt đầu nổi dậy và phát triển gây nên náo động trên toàn quốc. Cuối cùng, [[Chu Nguyên Chương]], một nông dân người Hán đã lập nên [[nhà Minh]] ở miền Nam Trung Quốc, và cử một đội quân hướng về kinh đô triều Nguyên là [[Đại Đô]] (nay là [[Bắc Kinh]]) năm 1368. [[Nguyên Huệ Tông]] (trị vì 1333–70), vị vua cuối cùng của nhà Nguyên, đã chạy về phía bắc đến [[Thượng Đô]] (nay thuộc [[Nội Mông]]) từ Đại Đô vào năm 1368 sau khi quân Minh tiếp cận. Ông đã cố gắng lấy lại Đại Đô, nhưng cuối cùng đã thất bại; ông qua đời ở [[Ứng Xương]] (nay thuộc Nội Mông) hai năm sau.
 
Tàn dư của triều Nguyên rút về [[Mông Cổ]] sau khi Ứng Xương thất thủ trước [[nhà Minh|triều Minh]] năm 1370, và lập nên triều Bắc Nguyên. Những người thống trị Bắc Nguyên củng củng cố tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc,<ref>John Man- The Great Wall: The Extraordinary Story of China's Wonder of the World‎, p.183</ref><ref>The Cambridge History of China, Vol 7, pg 193, 1988</ref> và tiếp tục kiên trì sử dụng danh hiệu [[Hoàng đế]] ([[Đại hãn]]) của Đại Nguyên (Dai Yuwan Khaan, 大元可汗, Đại Nguyên khả hãn)<ref>Carney T.Fisher, "Smallpox, Sales-men, and Sectarians: Ming-Mongol relations in the Jiang-jing reign (1552–67)", Ming studies 25</ref> để kháng cự với nhà Minh, là thế lực đang nắm giữa Trung Quốc.
 
Quân Minh đuổi theo quân Bắc Nguyên vào Mông Cổ năm 1372, song đã bị [[Nguyên Chiêu Tông]] (Ayushridar, trị vì 1370–78) cùng tướng của ông là [[Vương Bảo Bảo]] (Köke Temür, mất 1375). Năm 1375, Nahacu, một viên quan của [[Nguyên Chiêu Tông]] ở [[Liêu Dương]] đã tấn công [[Liêu Đông]] nhằm mục đích lấy lại quyền lực cho người Mông Cổ. Mặc dù ông tiếp tục chiếm giữ miền nam [[Mãn Châu]], Nahacu cuối cùng đã đầu hàng [[nhà Minh]] vào năm 1387–88 sau một cuộc thương thảo thành công sau đó.<ref>Willard J. Peterson, John King Fairbank, Denis Twitchett- The Cambridge History of China‎, vol7, p.158</ref> Các lực lượng trung thành với nhà Minh dưới quyền lãnh đạo của Hoàng tử Kublaid [[Basalawarmi]] tại [[Vân Nam|Vân]] [[Quý Châu|Quý]] cũng bị nhà Minh tiêu diệt trong năm 1381-82.<ref>Raoul Naroll, Vern L. Bullough, Frada Naroll-Military deterrence in history: a pilot cross-historical survey‎, p.97</ref>
Dòng 65:
Các giai đoạn xung đột với nhà Minh diễn ra xen kẽ với các thời kỳ hòa bình và có thương mại giữa hai bên. Năm 1402, [[Quỷ Lực Xích]] (Örüg Temür Khan) đã bãi bỏ tước hiệu Đại hãn; song ông đã bị đánh bại bởi [[Bản Nhã Thất Lý]] (Öljei Temür Khan, trị vì 1403–12), đệ tử của [[Timur Lenk|Thiếp Mộc Nhi]] (Timur Lenk, mất 1405) vào năm 1403. Hầu hết quý tộc Mông Cổ dưới chướng của [[A Lỗ Đài]] (Arugtai) đã sát cánh với Bản Nhã Thất Lý. Dưới thời [[Minh Thành Tổ]] (trị vì 1402–24), nhà Minh đã can thiệp để chống lại bất kỳ lãnh đạo nào quá mạnh, làm tăng thêm xung đột Mông Cổ-Vệ Lạp Đặc. Năm 1409, Bản Nhã Thất Lý và A Lỗ Đài đã tiêu diệt một đội quân Minh, do vậy Minh Thành Tổ đã cho tấn công cá nhân hai người tại [[sông Kherlen]]. Sau cái chết của Bản Nhã Thất Lý, người Vệ Lạp Đặc dưới quyền lãnh đạo của Bahamu (mất 1417), ông đã được phong làm Arik-Bokid, [[Đáp Lý Ba|Đáp Lý Ba Hãn]] (Delbeg Khan) vào năm 1412. Mặc dù, nhà Minh khuyến khích người Oirat tấn công người Mông Cổ Đông, họ đã không còn ủng hộ khi người Oirat trở nên hùng mạnh. Sau năm 1417 A Lỗ Đài một lần nữa lại chiếm ưu thế, và hoàng đế nhà Minh đã cho mở chiến dịch chống lại ông vào năm 1422 và 1423. Người kế vị của Bahamu là Thoát Hoan (Toghan) đã đẩy A Lỗ Đài về phía đông [[Đại Hưng An Lĩnh]] vào năm 1433. Người Oirat đã giết chết ông tại phía tây [[Bao Đầu]] vào năm sau. Đồng minh của A Lỗ Đài là [[A Đại Hãn]] (Adai Khan, trị vì 1425–38) cũng bị sát hại sau đó.
 
Thoát Hoan chết sau khi đánh bại A Đại Hãn. Con trai của ông là [[Dã Tiên]] (Esen, trị vì 1438–54) đã đưa người Vệ Lạp Đặc lên đỉnh cao quyền lựlực của họ. Về danh nghĩa nằm dưới quyền các hãn bù nhìn là hậu duệ nhiều đời của Thành Cát Tư Hãn, ông đẩy lùi vua [[Moghulistan]] (Mông Ngột Nhi Tư Thản) và tiêu diệt Ba tướng Mông Cổ được nhà Minh ban cho, Qara Del và [[Nữ Chân]]. Năm 1449, [[Sự biến Thổ Mộc bảo|ông đã bắt được]] [[Minh Anh Tông]], phòng tuyến phía bắc của nhà Minh sụp đổ.<ref>D.Morgan-The Mongols‎, p.178</ref> Dã Tiên và anh em trai của mình cai trị như những taishi của hãn nhưng sau khi giết vị hãn nổi dậy là Thoát Thoát Bất Hoa (Tayisung, trị vì 1433–53) và anh em trai [[A Cát Đa Nhĩ Tể]] (Agbarjin) vào năm 1453, Dã Tiên đã lấy ngôi vị hãn về mình.<ref>Ph. de Heer-The care-taker emperor, p.99</ref> Tuy nhiên, không lâu sau đó ông bị chingsang Alag lật đổ. Cái chết của ông phá vỡ sự thống trị của người Oirat cho đến khi họ phục hồi vào đầu thế kỷ thứ 17.
Từ sau cái chết của Dã Tiên vào năm 1481, nhiều lãnh chúa khác nhau của Kharchin, Belgutei và Ordos đã chiến đấu để giành quyền kế vị và được tôn làm hãn Dòng dõi Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời trị vì của mình, [[Mãn Đô Lỗ]] (Manduulun, 1475–78) đã giành chiến thắng trước hầu hết các lãnh chúa khác trước khi ông qua đời vào năm 1478.