Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam”

→‎Lịch sử: Quốc hiệu Đại Nam tới năm 1839 mới được Minh Mạng công khai. Edmund Roberts ghi rõ năm 1833, nhà Nguyễn yêu cầu được gọi là Wiet Nam (Việt Nam) thay vì tên cũ An Nam.
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Lịch sử: Quốc hiệu Đại Nam tới năm 1839 mới được Minh Mạng công khai. Edmund Roberts ghi rõ năm 1833, nhà Nguyễn yêu cầu được gọi là Wiet Nam (Việt Nam) thay vì tên cũ An Nam.
Dòng 9:
Tiếp xúc đầu tiên giữa người Mỹ và Việt là vào năm [[1819]] khi thương nhân [[John White]], mà sử Việt ghi lại là "Hôn Viết" chỉ huy tàu buôn ''Franklin'' vào "Canjeo" ([[cửa Cần Giờ]]) ngày 7 Tháng 6 với ý định lên [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] buôn bán. Quan địa phương cho biết [[triều đình Huế]] đòi thuyền phải ra [[Đà Nẵng]] chứ không được ghé Sài Gòn. White vì công việc khác lại phải sang [[Philippines]] nên đến 25 Tháng 9 mới trở lại [[Cần Giờ]]. Lần này có lệnh cho phép lên Sài Gòn. Ngày 7 Tháng 10 tàu bỏ neo ở Sài Gòn rồi White nán lại đó ba tháng đến 30 Tháng Giêng 1820 mới rời Việt Nam. Ông có ghi lại mọi sự việc trong thời gian ở sang Việt Nam trong cuốn [[sách]] tựa ''A Voyage to Cochin-China'.<ref name="NMDT">Thái Văn Kiểm. (1958) Người Mỹ đầu tiên tới Việt Nam. ''The Journal of the Vietnamese-American Asociation 3''(3), tr 43-5</ref>
 
Cuộc tiếp xúc chính thức giữa chính phủ hai nước thì mãi đến năm [[1829]], khi [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống]] [[Andrew Jackson]] mới lên nhậm chức thì [[Bộ Ngoại giao Mỹ]] cử phái bộ do [[Edmund Roberts]] (sử sách Việt ghi là "Nghĩa-đức-môn La-bách") và Đại úy David Geisinger ("Đức-giai Tâm-gia") mang theo dự thảo hiệp định thương mại hầu tìm cách thông thương với nước Cochinchina ([[Nhà Nguyễn|ĐạiViệt Nam]]).<ref>The Project Gutenberg EBook of [http://www.gutenberg.org/files/44075/44075-h/44075-h.htm#Page_227 Embassy to the Eastern Courts of Cochin-China, Siam, and Muscat], by Edmund Roberts</ref><ref name="NMDT"/>
 
{{Bài chi tiết|Edmund_Roberts#Cochin-China}}
 
Đầu tháng 1 năm [[1833]] chiến hạm ''Peacock'' chở phái bộ đến Vũng Lấm (nay thuộc [[Phú Yên]]). Sau nhiều ngày thảo luận với đại diện [[Việt Nam]]<ref>Theo lời của [[Edmund Roberts|Roberts]] thì các quan [[nhà Nguyễn]] đã thông báo cho người Mỹ biết rằng: nước này không còn gọi là [[An Nam]] nữa mà đã đổi tên thành Wietman (Yuènan) [<nowiki/>[[Việt Nam]]], và vua Minh Mệnh xưng là [[Hoàng đế]] chứ không phải [[Vương]]. Tới năm 1839, Minh Mạng mới đổi quốc hiệu thành [[Minh Mạng#Quốc hiệu Đại Nam|Đại Nam]].</ref><ref>The Project Gutenberg EBook of [http://www.gutenberg.org/files/44075/44075-h/44075-h.htm#Page_227 Embassy to the Eastern Courts of Cochin-China, Siam, and Muscat], by Edmund Roberts</ref> là Ngoại lang [[Nguyễn Tri Phương]] và Tư vụ [[Lý Văn Phức]], hiệp định thương mại vẫn không thành. Theo lời của Edmund Roberts thì việc không thành là hoàn toàn do lỗi triều đình nhà Nguyễn, với các thủ tục ngoại giao quá rườm rà, quan chức ủy quyền thương thuyết thì không có ý kiến rõ ràng, lại hay lảng tránh các câu hỏi trực diện do Mỹ nêu ra. Phía ĐạiViệt Nam tỏ ra quá dè dặt, thận trọng và có thái độ nghi kỵ. Các phái viên của triều Nguyễn không đồng ý ký Hiệp định chủ yếu vì vấn đề hình thức văn bản. Họ cho rằng những lời lẽ viết trong dự thảo hiệp định không tuân thủ những quy thức tôn kính khi tâu vua ĐạiViệt Nam. Họ cũng cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ được bầu ra và có nhiệm kỳ nên Tổng thống Mỹ không tương xứng với Hoàng đế ĐạiViệt Nam. Sử liệu Việt Nam thì nói rằng Ngoại lang [[Nguyễn Tri Phương]] và Tư vụ [[Lý Văn Phức]] sau khi nghe dịch nội dung quốc thư của Tổng thống Mỹ và dự thảo của hiệp định thương mại, thấy không hợp cách thức nên đã không trình lên vua rồi viết thư trả lời rằng Hoàng đế ĐạiViệt Nam không ngăn cản buôn bán, nhưng phải tuân theo pháp luật ĐạiViệt Nam. Tàu Mỹ phải đến Đà Nẵng, không được phép lên bờ. Nhận được thư này, phái đoàn của Edmund Roberts rời ĐạiViệt Nam.<ref>[http://web.archive.org/web/20070304110837/http://www2.thanhnien.com.vn/Thegioi/Tulieu/2005/6/18/113063.tno Quan hệ Việt - Mỹ: Những bước thăng trầm hơn 200 năm], 17/06/200, Báo Tuổi trẻ</ref><blockquote>Nhâm thìn, năm [[Minh Mạng|Minh Mệnh]] thứ 13, mùa đông, tháng 11 [tháng 01-[[1833]]]<ref>Cuối năm Nhâm Thìn là đầu năm 1833 Dương lịch. Đối chiếu với nhật ký của Roberts để lấy ngày chính xác.</ref>
 
Quốc trưởng nước Nhã Di Lý (nước này ở Tây dương, hoặc gọi [[Hoa Kỳ]], hoặc gọi là Ma Ly Căn [America], hoặc gọi là Anh Cát Lợi Mới [New England] đều là biệt hiệu nước ấy) sai bọn bề tôi là Nghĩa Đức Môn La Bách Đại [Edmund Roberts], Uý Đức Giai Tâm Gia [David Geisinger] (tên hai người) đem quốc thư xin thông thương thuyền ở cửa Vụng Lấm [<nowiki/>[[Xuân Đài (phường)|Vũng Lấm]]] thuộc Phú Yên. Vua sai viên Ngoại lang [[Nguyễn Tri Phương]], Tư vụ [[Lý Văn Phức]] đi hội với quan tỉnh, lên trên thuyền thết tiệc và hỏi ý họ đến đây làm gì. Họ nói : “''Chỉ đến vì muốn giao hiếu và thông thương''” nói năng rất cung kính. Đến lúc dịch thư ra có nhiều chỗ không hợp thể thức.
 
Vua bảo không cần đệ trình thư ấy. Rồi cho quan quyền lĩnh chức Thương bạc làm tờ trả lời. Đại lược nói : “''Nước ấy muốn xin thông thương, cố nhiên là ta không ngăn trở, nhưng phải tuân theo pháp luật đã định. Từ nay, nếu có đến buôn bán thì cho đỗ ở vụng [[Sơn Trà|Trà Sơn]], tấn sở [[Đà Nẵng]], không được lên bờ làm nhà, vượt quá kỷ luật, rồi giao thư cho họ mà bảo họ đi''”.<ref name=":0">[[Đại Nam thực lục]]. Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2007. Tập 03.</ref></blockquote>Năm [[1836]], phái đoàn của Edmund Roberts một lần nữa lại ghé ĐạiViệt Nam qua ngã Đã Nẵng. Tuy nhiên, Đặc sứ Roberts lâm bệnh nặng nên không thể trao đổi với các quan chức ĐạiViệt Nam. Edmund Roberts mất tại [[Macao]] ngày12 tháng Sáu năm 1836.<blockquote>Bính Dần, Minh Mệnh năm thứ 17 [<nowiki/>[[1836]]], Binh thuyền Ma Li Căn [America] đậu ở vũng Trà Sơn thuộc [[Đà Nẵng]], Quảng Nam, nói có quốc thư cầu thông đạt, xin vào chầu. Quan tỉnh đem việc tâu lên. Vua hỏi Thị lang bộ Hộ [[Đào Trí Phú]] rằng : “''Xem tình ý lời lẽ của họ tỏ ra cung thuận, vậy có nên nhận hay không''?” [Trí Phú] thưa : “''Họ là người nước ngoài, tình ý giả dối cũng chưa biết chừng. Thần tưởng hãy cho họ vào Kinh, lưu ở công quán Thương bạc, phái người đến khoản đãi để thăm dò cái ý họ đến''”. Thị lang Nội các Hoàng Quýnh tâu nói : “''Nước họ xảo quyệt muôn mặt, nên cự tuyệt đi. Một khi dung nạp sợ để lo cho đời sau. Người xưa đóng cửa ải Ngọc Quan, tạ tuyệt Tây Vực, thực là chước hay chống cự Nhung Địch''”. Vua nói : “''Họ xa cách trùng dương trên 40000 dặm, nay ngưỡng mộ uy đức triều đình mà đến sao lại cự tuyệt, chẳng hoá tỏ cho người ta thấy mình không rộng rãi ư?''”. Liền sai Đào Trí Phú cùng với Thị lang bộ Lại Lê Bá Tú, làm thuộc viên Thương bạc, đến tận nơi uý lạo thăm hỏi. Khi đến nơi, viên thuyền trưởng nói là bị ốm, không tiếp kiến được. Ta sai thông ngôn đến thăm; họ cũng sai người đáp lễ, rồi ngay ngày ấy, giương buồm kéo đi. Bọn Trí Phú đem việc tâu lên và nói : “''Chợt đến, chợt đi thực không có lễ nghĩa !”'' Vua phê bảo rằng : ''“Họ đến, ta không ngăn cản, họ đi, ta không đuổi theo. Lễ phép văn minh có trách gì man di cõi ngoài!''”<ref>[[Đại Nam thực lục]]. Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2007. Tập 04.</ref></blockquote>Hơn 15 năm sau, trong chuyến hành trình đến vùng biển châu Á năm [[1845]], [[chiến thuyền]] ''Constitution'' (thường gọi là ''Old Ironsides'') của Hoa Kỳ đã cập bến Đà Nẵng. Thuyền trưởng là [[John Percival]] liên lạc với các quan địa phương xin được tiếp xúc với triều Nguyễn để đặt mối giao hảo. Được tin, vua [[Thiệu Trị]] tại [[Huế]] cử viên ngoại lang [[Nguyễn Long]] đi hỏa tốc vào [[Đà Nẵng]] hiệp cùng Kinh lịch thuộc viên ở tỉnh là [[Nguyễn Dụng Giai]] đến thăm hỏi và làm việc với Percival. Nhưng thay vì gây thêm cảm tình, Percival khi nhận được thư cầu cứu của [[giám mục]] [[Dominique Lefebvre]] thì chiếm đoạt lấy 3 chiến thuyền và một số người làm [[con tin]], đòi nhà chức trách phải thả Lefebvre. Sự việc không giải quyết được, Percival sai nổ súng bắn lên bờ rồi nhổ [[neo]] ra khơi ngày [[16 tháng 5]], khiến tình hình thêm rắc rối.<ref>[http://www.ussconstitutionmuseum.org/constitution-resources/the-captain-speaks/old-ironsides-in-vietnam/ ''Old Ironsides'' in Vietnam]</ref> Nỗ lực bang giao Việt-Mỹ bế tắc.
 
Mãi đến năm [[1873]], lần này do xúc tiến của triều đình nhà Nguyễn, [[Bùi Viện]] được vua [[Tự Đức]] cử sang Mỹ như một "đại sứ đặc mệnh toàn quyền" để cầu viện tìm cách chống [[Pháp]]. Bùi Viện sau đó đã đi qua [[Yokohama]] ([[Nhật Bản]]) để đáp tàu sang Mỹ, rồi lưu lại đó một năm mới gặp được Tổng thống [[Ulysses Simpson Grant|Ulysses Grant]] (nhiệm kỳ [[1868]]-[[1876]]). Lúc này Pháp và Mỹ đang đụng độ trong trận chiến ở [[México]] nên Mỹ cũng tỏ ý muốn giúp một quốc gia đang bị Pháp uy hiếp. Nhưng Bùi Viện không mang theo [[quốc thư]] nên không đạt được cam kết chính thức. Vì vậy, ông lại quay về Việt Nam trở lại kinh thành Huế. Có được thư ủy nhiệm của vua Tự Đức, Bùi Viện lại xuất dương một lần nữa. Năm [[1875]] ông lại có mặt tại Hoa Kỳ. Có trong tay quốc thư nhưng lại gặp lúc Mỹ và Pháp đã hết thù địch nên Ulysses Grant lại khước từ cam kết giúp [[Tên gọi Việt Nam#Đại Nam|Đại Nam]] đánh Pháp.
Dòng 51:
 
==Biên niên sử==
*Tháng 1 năm 1833, phái bộ do Edmund Roberts dẫn đầu đến ĐạiViệt Nam đàm phán về việc ký kết hiệp định thương mại ĐạiViệt Nam - Hoa Kỳ.
*Ngày [[10 tháng 5]] năm 1845, thuyền ''Constitution'' (thường gọi là ''Old Ironsides'') của Hoa Kỳ cập bến Đà Nẵng.
*Tháng 7 năm 1873, [[Bùi Viện]] được vua [[Tự Đức]] cử sang Mỹ như một "đại sứ đặc mệnh toàn quyền".