Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuyết Nham Tổ Khâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (8) using AWB
Dòng 6:
Sư họ Tổ, quê ở Vụ Châu ''([[Chiết Giang|Triết Giang]])'', có thuyết nói là Sư sinh tại Chương Châu ''([[Phúc Kiến]])''. Năm 5 tuổi Sư phát tâm xuất gia và làm thị giả và biết được chuyện của [[Thiền tông|Thiền Tông]] và chuyên tâm [[Tọa thiền|Tọa Thiền]].
 
Năm 16 tuổi đang đàn thọ Cụ túc và khi đến 18 tuổi thì vân du tham học khắp các chốn thiền lâm. Sư đến tham vấn với Thiền sư Song Lâm Viễn, thực tập công phu Khán chữ Không rất mạnh mẽ và có chổ ngộ nhập.
 
Sau đó, sư đến yết kiến Thiền sư Diệu Phong Chi Thiện tại [[Linh Ẩn tự|chùa Linh Ẩn]], Hàng Châu và khán thoại “''Càn Niệu Tiết''” rất tinh tấn:<blockquote>Công án “''Càn Niệu Tiết''”:
 
Có người hỏi [[Thiền sư]] [[Vân Môn Văn Yển|Vân Môn]]: Thế nào là Phật?
Dòng 14:
Sư đáp: Đồ hót phân.</blockquote>Rồi sư dời đến chùa Tịnh Từ và kết bạn tu học với 7 vị huynh đệ, quyết tâm tham cứu nghi tình rất mạnh mẽ
 
Về sau, Sư đến pháp hội Kính Sơn của Thiền sư Vô Chuẩn Sư Phạm nhập chúng tham thiền. Khi Tổ sư nêu câu thoại “''Chủ nhân ông''”, Sư có tỏ ngộ được chút thiền vị, nhưng đến câu “''Lỗ mũi nạp Tăng''” và “''Nanh vuốt Phật Tổ''” thì Sư không đáp được. Sư tham khúc mắc nghi tình này suốt mười năm trời nhưng vẫn chưa ngộ được đại ý, nhân một hôm khi nhìn thấy cây bách cổ thụ ở núi Thiên Mục mà liền đại ngộ thiền cơ, được [[Thiền sư]] [[Vô Chuẩn Sư Phạm]] ấn chứng và truyền pháp.
 
== Hoằng pháp ==
Vào tháng 8 năm đầu (1253) niên hiệu Bảo Hựu, sư bắt đầu khai mở đạo tràng thuyết pháp tại Chùa Long Hưng, thuộc Đàm Châu, Tỉnh [[Hồ Nam]]. Rồi sau đó trụ trì qua nhiều ngôi tùng lâm như:
 
# Chùa Đạo Lâm (道林寺) ở Tương Tây, [[Hồ Nam|Tỉnh Hồ Nam]].
Dòng 26:
Và cuối cùng sư đến trụ trì tại Ngưỡng Sơn Thiền Tự (仰山禪寺) ở Viên Châu, [[Giang Tây|Tỉnh Giang Tây]], [[Hốt Tất Liệt|Nguyên Thế Tổ]] [[Hốt Tất Liệt]] vì kính trọng đạo hạnh nên từng ban tử y [[Cà-sa|ca sa]] cho sư.
 
Năm 1287, niên hiệu Chí Nguyên, sư thị tịch, hưởng thọ hơn 70 tuổi.
 
Sư có để lại tác phẩm Tuyết Nham Hòa Thượng Ngữ Lục (雪巖和尚語錄) gồm 4 quyển.